Soạn bài Bản tin về hoa anh đào ngắn nhất

Soạn bài Bản tin về hoa anh đào ngắn nhất

Soạn bài Bản tin về hoa anh đào ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 7 hiểu thêm về xứ sở sương mù Đà Lạt, những kiếp người lặng lẽ sống nhưng vẫn có khát vọng mãnh liệt.

Mời các em tham khảo!

I. Khái quát chung

1. Tác giả: Nguyễn Vĩnh Nguyên

– Nguyễn Vĩnh Nguyên (sinh năm 1979) quê ở Ninh Thuận.

– Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà báo và tác giả của nhiều cuốn sách về Đà Lạt.

– Một số tác phẩm nổi tiếng: Tản văn Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách, Du khảo Đà Lạt, Một thời hương xa. Gần đây nhất là Đà Lạt, bên dưới sương mù (biên khảo).

Tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên
Tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên

2. Văn bản

Văn bản Bản tin hoa đào được trích từ cuốn sách Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách; đưa ra những cảm nhận, hoài niệm của tác giả về xứ sở sương mù Đà Lạt, những kiếp người lặng lẽ sống nhưng vẫn có khát vọng mãnh liệt.

II. Đọc hiểu văn bản Bản tin về hoa anh đào

1. Đọc hiểu nội dung trữ tình trong văn bản Bản tin về hoa anh đào

1.1 Nhan đề (Nhan đề có gì đặc biệt trong cách sử dụng từ ngữ, dấu câu? Từ đó xác định đề tài của văn bản?)

Văn bản có nhan đề Bản tin về hoa anh đào là một nhan đề gợi nhiều suy nghĩ, gây tò mò. Từ bản tin có thể hiểu đó là văn bản, là một bản tin về hoa anh đào, đây là yếu tố “gây nhiễu” thú vị mà khiến cho người đọc khi đọc văn bản cảm thấy bất ngờ, thú vị. Nhan đề cũng cho người đọc hiểu rằng đây chính là đối tượng gợi cảm hứng của tản văn. Nhan đề văn bản Bản tin về hoa anh đào giúp người đọc suy đoán về nội dung của bài tản văn: Tản văn sẽ viết về những thông tin xoay quanh hoa anh đào.

1.2 Nhân vật trữ tình (Ai là người thể hiện tình cảm cảm xúc, suy ngẫm) và đối tượng trữ tình (Ghi chép về ai? về việc gì)

Nhân vật trữ tình: “tôi” – tác giả.

Đối tượng trữ tình: Người bạn- người đồng nghiệp của mình với bản tin về hoa anh đào.

1.3 Từ ngữ, cụm từ trực tiếp thể hiện cảm xúc

Những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào: điều đáng nể phục ở anh; bản tin được viết như một bài thơ; với niềm hứng khởi, hân, hân hoan; tạo cảm giác lạc lõng; điều vô cùng ý nghĩa; tốt lành biết mấy.

Nhận xét: Tác giả đã nêu lên quan điểm của bản thân dựa trên sự quan sát và hiểu biết của bản thân về đối tượng. Những nhận xét, đánh giá ấy cho thấy rõ tình yêu, sự trân trọng và nâng niu của tác giả đối với hoa đào Đà Lạt.

1.4 Mạch cảm xúc (Sự vận động và phát triển cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với đối tượng trữ tình)

Văn bản Bản tin về hoa anh đào được triển khai theo cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi”, bắt đầu từ những lời giới thiệu về đối tượng trữ tình và sau đó là những suy nghĩ, thấu hiểu của mình với bạn và những suy ngẫm từ những bản tin về hoa.

1.5 Hình ảnh minh họa

Hình ảnh hoa anh đào Đà Lạt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp, hồn cốt của Đà Lạt, góp phần thể hiện rõ thông điệp cần trân trọng và nâng niu vẻ đẹp tự nhiên.

1.6 Nội dung trữ tình

  • Đặc điểm của đối tượng trữ tình:

– Thời gian xuất hiện: mỗi năm một lần vào tháng Chạp.

– Nội dung của bản tin thay đổi theo từng năm:

+ Viết như một bài thơ với niềm hứng khởi, hân hoan, loan báo rằng hoa sẽ nở rộ vào tháng tới.

+ Bản tin dự báo hoa nở muộn, chóng tàn vì thời tiết bất lợi.

+ Có năm kể lể về gốc anh đào cổ thụ đứng ở góc đường nào đó trong thành phố vừa bị đốn hạ.

– Những khó khăn đầu tiên của người bạn tác giả khi mới viết một bản tin là:

+ Người viết tin không biết nên bắt đầu từ đâu.

+ Anh vẫn đưa ra quyết định: phải làm cho hoa anh đào bình đẳng với các bản tin khác trên đời.

  • Xúc cảm, thấu hiểu của người viết với đối tượng trữ tình:

– Tác giả luôn cảm thấy khâm phục người bạn; cảm nhận, thấu hiểu những khó khăn, trở ngại của người bạn của mình phải vượt qua khi viết bản tin này. Khâm phục bởi người bạn ấy đã vô cùng dũng cảm khi cứ đều đặn hằng năm đều viết bản tin bởi bản tin đó cũng có thể tạo cảm giác lạc lõng ngay trên trang báo, giữa cái thời ai cũng mong chờ báo chí đem lại cái thiết thân, giật gân…; khâm phục bởi “tôi” thấu hiểu người bạn của mình dưới cái nhìn của một độc giả, của một người theo nghề viết: tôi hiểu để có một tác phẩm dù rất nhỏ luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: yêu cầu của tòa soạn; tâm lí tiếp nhận của độc giả, sự thấu hiểu vấn đề của người viết; cuộc đấu tranh nội tâm của người viết khi muốn truyền tải một thông điệp có ý nghĩa trong hoàn cảnh không hoàn toàn thuận lợi… Tác giả đã có phép so sánh thật khéo để thể hiện sự trân trọng, cảm phục của mình khi so sánh người bạn của mình với nhân vật hoàng tử bé, so sánh sự băn khoăn, cuộc đấu tranh nội tâm của người bạn với sự băn khoăn và cuộc đấu tranh nội tâm của hoàng tử bé, so sánh sản phẩm tinh thần của người bạn – bản tin hoa anh đào với nàng hoa kiều diễm đơn độc có gai giữa tinh cầu bé nhỏ của hoàng tử bé.

– Với “tôi”, bản tin hoa anh đào là vô cùng ý nghĩa, bởi bản tin về hoa anh đào không chỉ là tâm sự thuần túy, là mong muốn cá nhân của một con người nữa mà nó đã trở thành tiếng nói chung, thực sự mang tính đại diện, chạm vào một vấn đề khiến bao người băn khoăn tìm lời giải đáp: làm sao để những bản tin về sự rối rắm hỗn loạn của xã hội loài người được giảm thiếu trên các tờ báo chuyên về chính trị xã hội, thay vào đó là thông tin về tình trạng của những loài hoa, những mùa hoa nới thành phố tôi yêu. Khi đó, tâm hồn con người sẽ được thanh lọc, tốt biết mấy. Để có thể có được điều đó đòi hỏi phải có lối sống phù hợp, hòa vào nhịp điệu của thiên nhiên, của hoa lá.

1.7 Thông điệp

Thông qua những suy ngẫm trước các bản tin về hoa anh đào, tác giả muốn hướng người đọc tới thái độ biết nâng niu từng vẻ đẹp của thiên nhiên, nâng niu trân trọng những tác phẩm chân chính, biết điều chỉnh thái độ sống, cách sống để tìm được niềm hạnh phúc trong sự giao hòa với tạo vật. Ngoài ra, bài viết còn muốn định hướng giá trị sống, vai trò của người làm báo cần phải có những thay đổi tích cực trong cách chọn và đưa thông tin tới độc giả, đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi con người đang bị khô cằn trước những vấn đề kinh khủng của đời sống lại rất cần những bản tin viết về thiên nhiên, về những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.

2. So sánh sự khác nhau về mặt hình thức của văn bản đọc kết nối với hai văn bản đọc chính

Văn bản đọc chính Văn bản đọc kết nối
Văn bản Thân thiện với môi trườngHoa thủy tiên tháng Một được viết theo thể loại văn bản thông tin, hai văn bản trực tiếp cung cấp những thông tin cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những thông tin về mối trường, về sự biến đổi khí hậu đang diễn ra từng giờ, từng ngày trên trái đất. Đó là những thông tin về một lễ hội vô cùng ý nghĩa của dân tộc Lô Lô. Hai văn bản | đều gửi đến những thông điệp về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống xung quanh: Mỗi con người để có thể sống tốt hơn cần có sự hòa điệu với thiên nhiên, trân trọng tự nhiên. Văn bản Bản tin về hoa anh đào viết về những suy ngẫm, cảm xúc của tác giả về người bạn của mình, về những bản tin về hoa của người bạn của mình. Qua những xúc cảm, suy ngẫm, người đọc nhận thấy tình yêu lớn lao của tác giả đối với hoa đào Đà Lạt, người đọc cảm nhận được sự quan trọng và cần thiết của việc rất cần những bản tin hoa – những sự vật nhỏ bé trong cuộc sống, trong xã hội rối rắm và hỗn loạn này. Và những bản tin ấy phải được thể hiện một cách nâng niu, trân trọng và nghệ thuật chứ không phải thông qua những cuộc vận động rộn ràng nhất. Cùng với hai văn bản chính, văn bản kết nối góp phần làm rõ hơn thông điệp: Mỗi con người để có thể sống tốt hơn cần có sự hòa điệu với thiên nhiên, trân trọng tự nhiên.

Kiến thức về Soạn bài Bản tin về hoa anh đào ngắn nhất được triển khai cực chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2. Các em có thể mua sách về để tham khảo thêm nội dung này và các bài soạn văn khác nhé!

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1HHJj1SClb8fhsj45K_nDXKIgBgnr5AAD/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh hàng đầu tại Việt Nam.

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *