Hãy cầm lấy và đọc lớp 7 – Soạn văn cực chi tiết cho học sinh

Hãy cầm lấy và đọc lớp 7 – Soạn văn cực chi tiết cho học sinh

Hãy cầm lấy và đọc lớp 7 là văn bản các em sẽ tìm hiểu trong học kỳ 2. Đây là văn bản nghị luận xã hội – một phần kiến thức quan trọng nên các em cần tìm hiểu kỹ văn bản Hãy cầm lấy và đọc này.

Dưới đây là bài soạn văn Hãy cầm lấy và đọc mẫu. Mời các em tham khảo!

I. Khái quát chung về văn bản Hãy cầm lấy và đọc

1. Tác giả Huỳnh Như Phương

Giáo sư Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lí luận văn học tại trường ĐH KHXH &NV – ĐH Quốc gia, Thành Phố Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu phê bình văn học với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.

Huỳnh Như Phương - Tác giả cuốn sách Hãy cầm lấy và đọc
Huỳnh Như Phương – Tác giả cuốn sách Hãy cầm lấy và đọc

Những tác phẩm, những công trình nghiên cứu của Huỳnh Như Phương bao giờ cũng mang lại cho người đọc những kiến thức mới mẻ về nội dung lẫn phương pháp phê bình.

Trong cách viết không rộn ràng khái niệm, thuật ngữ, những tác phẩm của Giáo Sư Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén nhưng điềm đạm với một kiểu văn phong mềm mại nhưng quả quyết. Đó là những nhận định có tính khái quát và gợi mở cao. Trong các bài viết của mình, người đọc nhận thấy sự trân trọng hết sức của ông với các nhà văn đặc biệt là những nhà văn chưa được giới phê bình chú ý nhiều.

Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Cảnh tượng và cái nhìn (2019).

2. Văn bản Hãy cầm lấy và đọc lớp 7

Văn bản Hãy cầm lấy và đọc được trích từ tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc, nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.

Hãy cầm lấy và đọc mang đến cho độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo về văn hóa đọc cũng như nhận định của tác giả về những sự kiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.

Sách được chia làm hai phần: Hãy cầm lấy và đọc; Sách và người. Phần đầu dành 27 bài viết về việc đọc sách cùng một số hiện tượng của xuất bản và tiếp nhận văn học: “Có chăng nghệ thuật đọc sách; Phê bình sách và sách phê bình; Sách và giáo dục; Một sáng kiến cho văn hóa đọc; Hiện tượng “sách nhũn”; Sách ơi, nhiều lỗi quá……… Phần sau gồm 34 bài viết về một số tác giả, tác phẩm văn học hiện đại mà tác giả Huỳnh Như Phương có cơ may gặp gỡ, tiếp xúc: Từ một bài báo xuân của Đoàn Giỏi; Trang Thế Hy giã biệt quán đời; Nguyễn Mạnh Tuấn kể tiếp chuyện đời; Tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh….

Cuốn sách Hãy cầm lấy và đọc như một lời nhắn nhủ trân trọng tới độc giả hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm.

3. Bố cục văn bản Hãy cầm lấy và đọc

Phần Nội dung
1. Nêu vấn đề nghị luận Tương truyền rằng hồi còn trẻ, một lần Thánh Au-gu-xtinh (Augustine)…. Người đọc, không xem, không nhẹ cũng có thể “chết”, cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra: Câu chuyện về thành Augusrtine và tầm quan trọng của việc đọc sách.
2. Vấn đề nghị luận “Em hãy cầm lấy và đọc”…. Dẫu bằng cách nào, điều quan trọng là trí tuệ và tâm tư ta gắn liền với ngôn ngữ, nhờ tiếng nói và chữ viết (cả sách nói và sách chữ nổi dành cho người khiếm thị) mà đánh thức những giá trị tinh thần: Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại.
Lâu nay, chúng ta thường nghe báo động… sách hay bao nhiều vẫn là vô ích: Biện pháp khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc hiện nay.
3. Kết thúc vấn đề Sách sinh ra không phải để được trưng bày… Xin hãy cầm lấy và đọc: Khẳng định lại thông điệp về việc đọc sách.

II. Soạn văn Hãy cầm lấy và đọc lớp 7

1. Vấn đề nghị luận:

+ Căn cứ vào nhan đề: Hãy cầm lấy và đọc.

+ Căn cứ vào nội dung của các phần trong bài:

  • Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của thánh Augustine.
  • Thân bài: Tất cả các đoạn đều nói về việc đọc sách.
  • Kết bài: Nhắc lại thông điệp về sách.

=> Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.

2. Đọc hiểu cách tổ chức triển khai vấn đề nghị luận trong văn bản: Hãy cầm lấy và đọc.

2.1. Hình thức

Văn bản Hãy cầm lấy mà đọc thể hiện dưới dạng một bài viết thông thường nhưng có sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, biểu cảm. Cách kết hợp với các yếu tố biểu đạt khác giúp cho bài viết hay hơn, hấp dẫn hơn.

2.2. Nếu vấn đề nghị luận

Tác giả không trực tiếp giới thiệu vấn đề một cách trực tiếp mà nêu vấn đề một cách gián tiếp: Sau khi kể mang tính chất huyền bí về thánh Augustine rồi nếu vấn đề nghị luận.

+ Tác giả kể lại một câu chuyện mang tính chất huyền bí, chưa xác minh về thánh Augustine – nhà thần học và triết học lớn ở Châu Âu thời trung đại nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thế giới hiện nay khi câu nói xuất hiện trong giấc mơ và làm động lực cho nhân vật trong câu chuyện. Câu nói ấy đã trở thành câu nói khẩu hiệu hiện nay.

+ Từ câu nói trong câu chuyện, tác giả dẫn dắt vào vấn đề: “Hãy cầm lấy mà đọc” trở thành lời mời gọi trận trọng người ta đọc một cuốn sách. Đây là thông điệp mà tác giả gửi gắm đến người đọc- Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.

=> Các giới thiệu vấn đề vừa hấp dẫn, vừa rõ ràng.

2.3. Cách triển khai vấn đề nghị luận

Đưa ra các ý kiến bàn luận về vấn đề đọc sách:

* Ý kiến 1: Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người: Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.

– Và sau đó làm rõ vai trò bằng cách sử dụng hệ thống lí lẽ, bằng chứng:

+ Lí lẽ: Người tuyệt thực không ăn uống có thể chết; Người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra.

-> Làm rõ vai trò bằng cách liên tưởng việc đọc giống như nạp năng lượng đối với con người. Nếu không đọc, không nghe, không xem thì sẽ “chết” một cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra. Điều này hoàn toàn đúng đắn.

+ Bằng chứng: Lời nói của thầy, lời nói của cha mẹ, lời chia sẻ của người bạn – Bằng chứng đa dạng, phong phú thể hiện sự quan tâm của những người có trách nhiệm, yêu thương bản thân mình thực sự.

– Nghệ thuật lập luận: Sử dụng nghệ thuật so sánh liên tưởng, điệp cấu trúc câu để làm nổi bật vấn đề, vừa tạo sự liên kết vừa nhấn mạnh ý.

* Ý kiến 2: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người:

– Sử dụng hệ thống lí lẽ, bằng chứng:

+ Lí lẽ: về ý nghĩa, vai trò của con chữ: Chữ hàm chứa văn hóa của một dân tộc; chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào; Chữ gợi lên những tư duy hồi đáp, hô ứng hay phản biện; Chữ là cầu nối những thế hệ cách xa nhau trong lịch sử, những không gian văn hóa khác nhau, những tấm lòng chưa thông hiểu nhau, thậm chỉ còn nghi kị nhau.

+ Bằng chứng: Mỗi cuốn sách là giấy mực nhưng chứa cả thế giới; nhờ đọc sách mà người ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc mỗi cuốn sách hay người ta sẽ bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm….

– Mở rộng các hình thức đọc: đọc màn hình chiếu sáng, sách nổi, sách nói…

– Khẳng định: cho dù thay đổi đọc bằng nhìn, nghe sách nhưng đọc sách vẫn là nhu cầu không thể thiếu của con người.

– Nghệ thuật lập luận: Sử dụng thành công các phép liên kết: lặp (chữ, đọc sách, cuốn sách…), nối (nhưng);so sánh, đối chiếu, phản để, liệt kê.. nhằm làm nổi bật vấn đề, tạo sự liên kết đồng và cái nhìn đa chiều.

* Ý kiến 3: Ý kiến về giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc:

Theo tác giả cẩn hai điều kiện để phát triển văn hóa đọc đang ngày càng sa sút hiện nay. Đó là người đọc và sách. Người đọc thì cần ham đọc sách, còn sách cũng phải giàu giá trị và ý nghĩa. Thiếu một trong hai điều kiện này, tỉnh trạng sa sút của văn hóa đọc khó cải thiện được.

Ý kiến của tác giả rất hợp lý, bởi vì việc phát triển ý thức của mỗi người đọc là điều quan trọng, người đọc cần hình thành ý thức và thái độ đọc sách để tiếp thu những bài học trong cuộc sống. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cuốn sách không chất lượng, ý nghĩa, làm xấu đi bộ mặt của những cuốn sách chân chính. Chính vì vậy cả người đọc và sách đều cẩn là “bộ mặt” tốt đẹp nhất để kích thích nhau cùng phát triển.

⇒ Ý kiến chân thành, xuất phát từ trái tim của một người yêu sách,

* Quan điểm, thái độ của người viết:

Quan điểm rõ ràng, thái độ dứt quan khẳng định vai trò của việc đọc và cách giải quyết khi văn hóa đọc đang rất đáng báo động.

Cách nhìn nhận đa đạng, đa chiều. Lời văn tha thiết, bày tỏ thái độ lo lắng trước thực trạng đọc sách của con người hiện nay.

2.4. Khẳng định vấn đề nghị luận

– Khẳng định vấn đề và rút ra bài học

Để khẳng định vấn đề tác giả đã nhắc lại thông điệp về việc đọc sách:

Sách sinh ra không phải để được trưng bày, khoe của hay làm dáng. Sách cũng không nên trở thành một cỏ vật rêu phong. Sách là để “lần giở trước đèn”. Xin hãy cầm lấy và đọc.

– Kết thúc hô ứng với phần giới thiệu vấn đề

Đặc biệt: Bổ sung thêm từ “xin” vào cụm động từ “hãy cầm lấy và đọc” để tạo nên sự khẩn thiết, nhấn mạnh ý kiến.

3. Tổng kết

3.1. Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản

3.1.1. Nghệ thuật

– Văn bản được tổ chức một cách vừa truyền thống vừa sáng tạo: dưới hình thức là một bài viết thông thường có sự kết hợp hợp lí với yếu tố tự sự. – Hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ sắc sảo, bằng chứng toàn diện, thuyết phục.

– Diễn đạt uyển chuyển, tự nhiên, mạch lạc.

3.1.2. Nội dung

Văn bản đã thể hiện quan điểm của tác giả về nhu cầu và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người, cách chọn sách, cách đọc, biện pháp khắc phục sự xuống cấp của văn hóa đọc… Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.

3.2. Liên hệ vấn đề được đề cập đến với cuộc sống thực tiễn của cá nhân

Đọc sách có vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người. Đọc sách nuôi dưỡng đời sống tinh thần mỗi người. Đọc sách là nhu cầu tất yếu. Khi đọc sách người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân và từ đó con người sẽ trưởng thành hơn. Đọc sách là một kiểu trải nghiệm.

Muốn có được trải nghiệm tốt nhất, điều quan trọng là mỗi cá nhân tự mình cầm sách lên đọc, đọc và suy ngẫm. Đó là cách làm tốt nhất.

4. So sánh hai văn bản Tấm bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc

4.1. Giống nhau

– Cùng là văn bản nghị luận về vấn đề xã hội

– Cùng chủ đề: Tôn trọng sự khác biệt và cách thể hiện sự khác biệt.

4.2. Khác nhau

Sự khác nhau giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lên và đọc
Sự khác nhau giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lên và đọc

Trên đây là Soạn văn Hãy cầm lấy và đọc lớp 7 cực chi tiết để các em tham khảo. Hi vọng nó sẽ giúp các em chuẩn bị bài thật tốt cũng như đạt điểm cao môn Ngữ Văn trên lớp.

Kiến thức về Soạn văn Hãy cầm lấy và đọc lớp 7 được triển khai cực chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2. Các em có thể mua sách về để tham khảo thêm nội dung này và các bài soạn văn khác nhé!

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1HHJj1SClb8fhsj45K_nDXKIgBgnr5AAD/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh hàng đầu tại Việt Nam.

Tkbooks.vn

Số điện thoại gửi email: 0349541038

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *