Ngày hôm qua, 06/12, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã công bố Bộ đề thi tham khảo quốc gia 2019. So với các năm trước, lần này đề được đánh giá là sát chuẩn kiến thức kĩ năng của THPT chủ yếu là lớp 12.
Cấu trúc đề năm nay tập trung đến 90% ở lớp 12, còn lại 10% là lớp 11 và hầu như không có của lớp 10. Độ khó của bộ đề thi cũng được các giáo viên đánh giá là dễ hơn nhiều so với kì thi năm 2018 với lượng câu hỏi mang tính lý thuyết tăng lên.
Nhưng, điều này rốt cuộc là tốt hay xấu?
Bởi vì, đây chỉ là một Bộ đề thi tham khảo từ phía của Bộ Giáo Dục. Từ bây giờ cho tới lúc các em học sinh lớp 12 bước vào kì thi THPT Quốc Gia sẽ còn khoảng 6 tháng nữa.
Nếu cấu trúc đề thi vẫn tiếp tục giữ nguyên, thì theo một số giáo viên chuyên môn nhận định, tỷ lệ số học sinh đạt điểm 9, điểm 10 sẽ rất cao bởi vì đề hầu như liên quan tới phần kiến thức mà các em đang học.
Và, các giáo viên cũng sẽ dựa vào đó để đưa ra các phương án ôn luyện cho học sinh của mình, cũng chủ yếu hướng về lớp 12, thiếu sát sao nghiên cứu các chuyên đề lớp 11 và 10.
Nhưng, nếu đến khi thi mà Bộ Giáo Dục lại đưa ra bộ đề chính thức bao gồm cả phần của lớp 11 và 10, thì rất nhiều học sinh sẽ bởi vì không ôn luyện mà thành tích đạt được không khả quan. Đây cũng là điều mà giáo viên và học sinh đang quan ngại.
Nên ôn tập theo Bộ đề thi tham khảo hay tiếp tục luyện tập theo bộ đề thi các năm trước, chú trọng cả vào lớp 10, 11?
Đây là một câu hỏi khó.
Thế nên, trước khi có được sự xác nhận chính thức từ phía Bộ Giáo Dục thì chúng ta đành phải chờ xem kết quả của lần thi tham khảo này. Qua đó, đánh giá xem Bộ đề cải cách có thật sự mang lại hiệu quả?
Hay sẽ lại vỡ trận như kì thi THPT Quốc Gia năm 2018?
Xem thêm: