Thuyết minh về trò chơi kéo co lớp 7 ngắn gọn nhất

Thuyết minh về trò chơi kéo co lớp 7 ngắn gọn nhất

Bài viết “Thuyết minh về trò chơi kéo co lớp 7 ngắn gọn nhất” sẽ giúp các em tìm hiểu rõ hơn về trò chơi kéo co, từ nguồn gốc, luật chơi cho đến ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong việc phát triển thể chất lẫn tinh thần cho các em học sinh lớp 7.

I. Bài thuyết minh về trò chơi kéo co lớp 7 ngắn gọn nhất

Phần mở đầu

  • Giọng sôi nổi, hào hứng

Em xin chào thầy cô và các bạn, em tên là… học sinh lớp…..

Đến với buổi hoạt động nói chủ đề thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, em xin giới thiệu với thầy cô và các bạn một trò chơi dân gian quen thuộc và gần gũi với chúng ta – trò chơi Kéo co.

Phần nội dung

  • Giọng thoải mái, tự nhiên

Trò chơi Kéo co là một trò chơi dân gian quen thuộc thích hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ con. Trò chơi này thường được tổ chức chơi trong cuộc sống hàng ngày ở các lễ hội làng.

Trò chơi dân gian đơn giản này không giới hạn số lượng người tham gia song để trò chơi được trọn vẹn và tổ chức có trật tự, người ta thường tổ chức với số lượng khoảng 16 – 20 người và chia thành 2 đội. Người tham gia thường tất cả là nam hoặc tất cả là nữ trong một đội để đảm bảo sự công bằng.

  • Giọng rõ ràng hơi cao giọng có thể kết hợp hình ảnh hoặc vật dụng để minh họa

Để có thể tổ chức chơi trò chơi này, người ta cần trang bị một sợi dây để kéo co. Dây kéo co phải đủ chắc chắn, thường làm bằng sợi thừng có đường kính khoảng 10 cm để dễ cầm nắm và không gây đau tay. Chiều dài của dây thường từ 35 đến 40 mét. Giữa sợi dây có đánh dấu một vạch hoặc treo một cờ để làm điểm giữa. Hai đầu dây cũng được đánh dấu để xác định điểm cuối mà mỗi đội cần phải kéo cờ qua phía mình để chiến thắng.

Ngoài ra, cần chuẩn bị sân chơi. Mặt sân chơi nên bằng phẳng và có độ ma sát cao để người chơi không bị trượt chân. Chiều dài sân khoảng 50 mét, và có vạch kẻ ngang chia sân làm hai phần đều nhau.

Sau khi đã chuẩn bị xong, người ta sẽ tiến hành chơi trò chơi. Trước hết, các thành viên của mỗi đội xếp thành một hàng dọc, nắm chặt dây và đứng sau vạch khởi đầu của phần sân mình.

Khi trọng tài thổi còi hoặc ra hiệu lệnh bắt đầu, cả hai đội bắt đầu kéo dây. Mục tiêu là kéo sao cho cờ đánh dấu ở giữa sợi dây vượt qua vạch của sân đối phương. Đội nào kéo được cờ vượt qua vạch của sân đối phương trước sẽ giành chiến thắng.

Kéo co đòi hỏi sức mạnh, sự chịu đựng và kỹ năng phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội. Người chơi cần phải đứng vững, giữ chặt dây và phối hợp nhịp nhàng khi lùi lại hoặc giữ vị trí. Một chiến thuật phổ biến là đội trưởng sẽ chỉ đạo nhịp điệu kéo dây, nhằm tạo sự đồng bộ và tận dụng sức mạnh tập thể.

Một hiệp kéo co thường kéo dài khoảng 5 đến 10 phút. Trò chơi có thể được chia thành nhiều hiệp để xác định người chiến thắng cuối cùng.

  • Giọng suy tư

Trò chơi kéo co không chỉ là một hoạt động thể chất, mà còn là một bài học về tinh thần đồng đội và sự kiên trì. Qua đó, học sinh có thể học được giá trị của sự hợp tác và lòng kiên nhẫn, đồng thời phát triển thể chất một cách lành mạnh.

Đây không chỉ là trò chơi dành riêng cho trẻ con mà kéo co còn thu hút được nhiều người lớn tham gia và có mặt ở các dịp Tết và Lễ hội quan trọng của người Việt Nam trong nhiều năm. Thành công của trò chơi này mang lại chính là bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh đã mang lại cho người tham dự sự phấn khích, tiếng cười sau khi kết thúc trò chơi.

Phần kết thúc

  • Giọng trầm lắng

Trong thời đại ngày nay, khi sự phát triển của các thiết bị công nghệ hiện đại, mỗi chúng ta – tôi và bạn không còn biết đến những trò chơi dân gian như trước mà thay vào đó là những trò chơi điện tử trên màn hình điện thoại – những trò chơi gây ảnh hưởng không tốt tới suy nghĩ cũng như sức khỏe của trẻ thì những trò chơi như kéo co càng có ý nghĩa lớn lao hơn. Trò chơi này, không chỉ nâng cánh ước mơ cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, nhanh nhẹn mà còn giúp mỗi chúng ta hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

  • Giọng sôi nổi, hào hứng, chân thành

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc, em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Bài nói của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, xin mời thầy cô và các bạn bổ sung giúp em để bài nói của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

II. Các bước thuyết minh giải thích quy tắc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động

* Các bước thực hiện thuyết minh

* Xác định mục đích thuyết minh

– Mục đích:

– Người nghe:

1. Bước 1: Trước khi thuyết minh

a. Xác định thông tin trước khi thuyết minh

– Đề tài: 1 trò chơi hay quy tắc luật lệ. Có thể sử dụng lại nội dung của phần Viết.

– Mục đích: Làm rõ quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động với những người tham gia hoặc quan tâm.

– Không gian: lớp học

– Người nghe: thầy cô, bạn bè

– Thời lượng: 5-7 phút

b. Chuẩn bị nội dung thuyết minh

Có thể chuẩn bị theo phiếu sau:

Phiếu chuẩn bị cho bài thuyết minh về trò chơi kéo co
Phiếu chuẩn bị cho bài thuyết minh về trò chơi kéo co

c. Tập luyện

+ Nói một mình

+ Nói trước nhóm học tập

2. Bước 2: Trình bày bài thuyết minh

– Đối với người nói: trình bày trước lớp vấn đề mình cần trình bày một cách rõ ràng; bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe một bằng các lí lẽ, bằng chứng làm rõ tính đúng đắn của ý kiến trình bày.

– Đối với người nghe: Tập trung lắng nghe và ghi chép các ý cơ bản của bài nói, đối chiếu với sự chuẩn bị của mình để thấy những chỗ tương đồng và những chỗ khác biệt trong ý kiến. Ghi nhanh ý kiến trao đổi và trao đổi một cách ngắn gọn, rõ ràng bằng những câu khẳng định hoặc câu hỏi.

* Lưu ý khi nói:

– Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói phù hợp (không nói to hay nhỏ quá; không nói nhanh hay chậm quá; lên giọng, xuống giọng ở những chỗ cần thiết.

– Giọng nói truyền cảm, cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ.

– Sử dụng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp thể hiện sự tương tác với người nghe.

3. Bước 3: Sau khi thuyết minh

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nói Người nghe
Lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe với tinh thần cầu thị. Bày tỏ cảm nhận của mình.
Giải thích thêm những chỗ người nghe thắc mắc. Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.
Cảm ơn nhận xét của người nghe Rút kinh nghiệm cho bản thân. Nếu điều tâm đắc của em. Bổ sung ý kiến cho bạn.

Bảng kiểm bài thuyết minh về trò chơi kéo co lớp 7

Bảng kiểm cho bài thuyết minh giải thích quy tắc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Bảng kiểm cho bài thuyết minh giải thích quy tắc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động

Kiến thức về thuyết minh về trò chơi kéo co lớp 7 ngắn gọn nhất được triển khai cực chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2. Các em có thể mua sách về để tham khảo thêm nội dung này và các bài soạn văn khác nhé!

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1HHJj1SClb8fhsj45K_nDXKIgBgnr5AAD/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh hàng đầu tại Việt Nam.

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *