Soạn văn Ta đi tới lớp 8 ngắn nhất kèm file PDF miễn phí

Soạn văn Ta đi tới lớp 8 ngắn nhất kèm file PDF miễn phí

Bài soạn văn Ta đi tới lớp 8 ngắn nhất kèm theo file PDF miễn phí dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững nội dung và ý nghĩa của bài thơ Ta đi tới một cách hiệu quả nhất.

Tài liệu này sẽ mang đến cho các em những hướng dẫn cụ thể, súc tích và dễ hiểu, giúp quá trình học tập trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.

Mời các em tham khảo!

>>> Xem thêm: Soạn văn Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8 ngắn nhất PDF

I. Khái quát chung về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Ta đi tới

1. Tác giả Tố Hữu

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.

– Ông được coi là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Các tác phẩm của ông gắn liền với hành trình cách mạng của dân tộc.

– Thơ ông mang phong cách trữ tình chính trị với giọng điệu ngọt ngào, đậm chất dân tộc, có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (2000).

Nhà thơ Tố Hữu - Tác giả bài thơ Ta đi tới
Nhà thơ Tố Hữu – Tác giả bài thơ Ta đi tới

2. Văn bản Ta đi tới

– Bài thơ “Ta đi tới” in trong tập “Việt Bắc”, được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp đã thắng lợi vẻ vang, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

– Nhan đề bài thơ không chỉ cho thấy niềm vui của tác giả trước thắng lợi vĩ đại của dân tộc mà còn chứa đựng những suy ngẫm về chặng đường phía trước của đất nước.

Trích đoạn trong bài thơ Ta đi tới
Trích đoạn trong bài thơ Ta đi tới

II. Đọc hiểu văn bản Ta đi tới

1. Đọc kết nối hình thức

– Thể thơ: Tự do.

– Nhân vật trữ tình của bài thơ vừa là tác giả, vừa là tất cả người dân Việt Nam. Đại từ “ta” cho thấy bài thơ không chỉ là tâm trạng, suy ngẫm của một cá nhân mà còn là tâm trạng chung của những con người vừa được làm chủ đất nước.

2. Đọc kết nối nội dung

2.1. Cảm xúc của nhà thơ khi được làm chủ đất nước

– Đoạn trích thơ mở ra khoảng thời gian “ban ngày” đầy tươi sáng và không gian rộng lớn với nhiều địa điểm khác nhau: từ Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biển đến Hà Nội, khu Ba, khu Bốn, rồi Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh… Tố Hữu như một hướng dẫn viên du lịch, đưa người đọc đi khắp mọi miền tổ quốc để tận hưởng niềm hạnh phúc của những người làm chủ đất nước. Phép điệp, nhắc đi nhắc lại từ “đường” cùng cấu trúc “Ai…” và nghệ thuật liệt kê đã làm lan tỏa đến người đọc niềm hân hoan, vui sướng tột cùng của tác giả.

– Hình ảnh trung tâm của bài thơ là “ta”. Hình ảnh “ta” gợi lên nhiều liên tưởng: có thể là đoàn quân chiến thắng, cũng có thể là cả dân tộc, là nhân dân đang đi trên con đường mới – con đường của tự do, hạnh phúc. Đại từ xưng hồ “ta” được cất lên chan chứa tự hào.

– Đất nước trải qua nhiều đau thương lại càng trở nên tươi sáng, rạng ngời. Bằng tình yêu nước nhiệt thành, sâu sắc, những vẻ đẹp rực rỡ của quê hương lần lượt hiện ra làm nức lòng người đọc:

“Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca”

– Biện pháp đảo trật tự cú pháp “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” và biện pháp liệt kê góp phần diễn tả niềm vui sướng, tự hào của tác giả khi được ngắm nhìn non sông gấm vóc đã sạch bóng quân thù. Những hình ảnh giản dị như rừng cọ, đồi chè, sông Lô trong một ngày nắng đẹp, tiếng hát văng vẳng trên dòng sống rực rỡ ánh vàng… gợi lên cuộc sống thanh bình, đồng thời cho thấy niềm tự hào sâu sắc của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương.

– Đặc biệt, bước đi trên những con đường hòa bình, tự do, nhà thơ có cảm giác hạnh phúc vô bờ:

“Đường ta đó, tự do cuồn cuộn

Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi!”

– Tác giả như muốn ôm trọn cả mây trời, sông núi vào trái tim mình. Niềm hạnh phúc ấy tràn ra cả cảnh vật. Nó làm cho mỗi một ngày được tự do, được làm chủ đất nước đều trở nên tươi đẹp lạ thường:

“Hôm nay ngày đẹp lắm!

Mây của ta, trời thắm của ta

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!”

=> Thể thơ tự do, giọng thơ khi thiết tha, xúc động, khi sôi nổi, vui tươi kết hợp với phép điệp, phép liệt kê đã diễn tả chân thực niềm vui sướng, hạnh phúc vô bờ khi được làm chủ non sông gấm vóc và cả niềm tự hào về “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!” của nhà thơ.

2.2. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ về chặng đường phía trước

– Điệp từ “đã” gợi lên hai hình ảnh đối lập nhau: “bóng thù hắc ám” – “trời thu tháng Tám”. Đất nước đã không còn bóng giặc. Ánh sáng của tự do lại soi chiếu khắp mọi miền Tổ quốc. Tất cả như đang hồi sinh sau những năm tháng bị giày xéo bởi gót giày của kẻ xâm lược.

– Trong men say của hạnh phúc, vui sướng, tự hào, nhà thơ vẫn không quên suy ngẫm về những nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện để kiến thiết đất nước:

+ Đất nước đã tự do, việc kiến thiết đất nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh, động từ mạnh nhằm biểu thị quyết tâm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

“Mẹ ơi! Lau nước mắt

Làng ta giặc chạy rồi!

Tre làng ta lại mọc

Chuối vườn ta xanh chồi

Trâu ta ra bãi ra đổi

Đồng ta lại hát hơn mười năm xưa…”

+ Hình ảnh “trường mới” với tiếng các em nhỏ vang vọng quanh làng không chỉ đem lại niềm vui và cảm giác yên bình mà còn gợi lên niềm tin, niềm hi vọng vào một thế hệ trẻ giàu tri thức để xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.

Các em ơi, đã học chưa?

Các anh dựng cho em trường mới nữa.

Chúng nó chẳng còn mong giội lửa

Trường của em đứng giữa đổi quang

Tiếng của em thánh thót quanh làng.

=> Những suy ngẫm trên đã cho ta thấy ý thức trách nhiệm của nhà thơ trong việc xây dựng nước Việt Nam mới và tình yêu quê hương, đất nước của ông. Có thể thấy con đường phía trước mở ra thênh thang cho dân tộc ta tiến về phía trước nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách cần phải vượt qua.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

– Đoạn thơ sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Ai… Đường…” liệt kê nhằm làm nổi bật niềm vui, niềm tự hào của những con người tự do, làm chủ đất nước.

– Tác giả rất thành công trong việc sử dụng các động từ trong việc thể hiện niềm hân hoan trước sự kiện đặc biệt của dân tộc.

– Lời thơ mang tính biểu cảm cao, khơi dậy cảm xúc trong lòng độc giả.

2. Nội dung

– Bài thơ lột tả niềm vui, niềm hạnh phúc tột cùng của những người vừa giành chiến thắng và trở thành chủ nhân của đất nước đồng thời bộc lộ những suy tư của Tố Hữu về chặng đường phía trước, tuy vinh quang nhưng cũng lắm gian lao của dân tộc Việt Nam.

– Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đất nước bước vào giai đoạn mới, non sống thu về một mối nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Vì thế, tác giả cũng nhắn gửi tới mọi người một thông điệp đầy ý nghĩa: cần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và sự cống hiến để đưa cả dân tộc tiến về phía trước.

Với tài liệu Soạn văn Ta đi tới lớp 8 ngắn nhất kèm file PDF miễn phí, hy vọng rằng các em học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được những giá trị nghệ thuật và tư tưởng sâu sắc mà nhà thơ Tố Hữu muốn truyền tải.

Hãy cùng khám phá và cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ, tinh thần yêu nước và khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam qua từng câu chữ trong bài thơ này. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong môn Ngữ Văn!

Kiến thức về Soạn văn lớp 8 được triển khai cực chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy lớp 8 Tập 1  Tập 2. Các em có thể mua sách về để tham khảo thêm nội dung này và các bài soạn văn khác nhé!

Link đọc thử và mua sách với giá ưu đãi: https://lamchu.tkbooks.vn/lop8.ver1

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 8 hàng đầu tại Việt Nam.

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *