Soạn văn Câu chuyện về con đường lớp 7 – Đoàn Công Lê Huy

Soạn văn Câu chuyện về con đường lớp 7 – Đoàn Công Lê Huy

Soạn văn Câu chuyện về con đường lớp 7 là nhiệm vụ các em cần hoàn thành ở nhà trước khi tìm hiểu văn bản này trên lớp.

Để các em có thêm tài liệu, Tkbooks xin giới thiệu đến các em bài soạn văn Câu chuyện về con đường lớp 7 mẫu. Mời các em tham khảo!

I. Soạn văn Câu chuyện về con đường lớp 7

1. Đọc hiểu văn bản Câu chuyện về con đường

+ Vấn đề nghị luận

– Nhan đề: Câu chuyện về con đường

– Ý kiến về hình ảnh những con đường: Con đường có ý nghĩa từ rất sớm.

+ Con đường của em

+ Con đường tri thức

+ Con đường là bạn thân

– Ý kiến về ý nghĩa hình ảnh con đường đời: Con đường gắn chặt với số phận mỗi người được vun đắp bởi ý chí và trí thuệ của con người.

=> Vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của hình ảnh “con đường” và vai trò cá nhân trong việc lựa chọn đường đi cho cuộc đời mình.

Tác giả Đoàn Công Lê Huy
Tác giả Đoàn Công Lê Huy

+ Cách triển khai nội dung vấn đề nghị luận:

* Ý kiến 1 về hình ảnh con đường: Con đường có ý nghĩa từ rất sớm gắn bó với cuộc đời mỗi con người.

Lí lẽ 1: Con đường là nhân chứng đợi chờ em lớn lên.

Bằng chứng: Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh con đường xuất hiện trong cuộc đời “em” từ khi “em” xuất hiện trên cuộc đời này:

  • Con đường em quẫy đạp để ra với cuộc đời này.
  • Con đường trước ngõ âm thầm tha thiết đứng chờ em từ khi em chập chững.
  • Con đường ngõ làng chờ em.
  • Con đường giao lộ, những hải trình dài dằng dặc chờ em.
  • Con đường băng quốc tế mênh mông xứ người chờ em.

Lí lẽ 2: Con đường là vạch xuất phát và cũng là thước đo bước chân em tiến vào tương lai. Lí lẽ này có vai trò khẳng định lại những dẫn chứng và lí lẽ 1.

Lí lẽ 3: Con đường mở ra văn minh nhân loại, là biểu tượng cho sự trưởng thành của một quốc gia.

– Dẫn chứng cho lí lẽ 3:

  • Đường bộ, đường thủy, đường ngầm, đường trên cao, đường cao tốc, đường siêu tốc….
  • Phương tiện đi trên đường: bốn chân, hai chân, bằng hai chân, tay (chèo thuyền), đi bằng đầu óc, trí tuệ (ô tô, máy bay, tàu vũ trụ…)

Lí lẽ 4: Lí lẽ mang tính chất khẳng định cho lí lẽ 3: Con đường mở ra văn minh nhân loại là một con đường vô tận không một trở lực nào ngăn cản được. Đó là con đường trí tuệ.

Lí lẽ 5: Con đường, con người gắn bó, tri kỉ. Đường không có chân sẽ không còn là con đường. Người không có đường sẽ chẳng đi đâu về đâu.

=> Chỉ rõ mối quan hệ mật thiết về giữa con đường và con người để ẩn dụ đường còn có ý nghĩa cho những người bạn, những người thân, những tri kỉ gắn bó với ta.

Nhận xét: Từ hệ thống lí lẽ chặt chẽ, sắc bén, những bằng chứng từ cuộc sống tiêu biểu và khái quát, cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại, hình ảnh ẩn dụ, biện pháp liệt kê, tác giả đã vẽ nên con đường quá trình trưởng thành của một nhân vật tuổi mới lớn. Con đường ngày càng rộng hơn, lớn hơn theo bước chân “em”.

* Ý kiến 2: Con đường gắn chặt với số phận mỗi người – con đường đời:

  • Đây là con đường vô hình không thể vẽ trên giấy, không được tính bằng đơn vị đo thông thường, không tạo nên bởi những vật liệu xây dựng hằng ngày.
  • Con đường này được vun đắp bởi trí tuệ và ý chí của con người.

+ Cách khẳng định vấn đề

Bằng cách kể câu chuyện tìm đường, mở đường của Lỗ Tấn và câu nói khích lệ những người mở đường của ông: Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi để làm sáng tỏ luận điểm, lí lẽ mà tác giả đề cập: Con đường số phận của mỗi con người là do mỗi người tự tạo nên. Mỗi chúng ta hãy dũng cảm tiến về phía trước, tự tạo ra con đường không chỉ riêng mình mà còn cho cả đất nước, một thế hệ và cả nhân loại.

+ Mục đích chính mà nhà văn hướng tới

Câu chuyện về con đường là bài văn nghị luận bàn luận về ý nghĩa của những con đường trong cuộc đời mỗi người. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của mỗi cá nhân đối với việc tìm đường cho cuộc đời mình: Mỗi cá nhân cần tìm cho mình con đường đúng đắn, tự mình bước đi để đến được với đích của thành công.

+ Nhận xét về mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Câu chuyện về con đường

Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Các ý kiến đều được làm rõ bằng một số lí lẽ, một số lí lẽ được củng cố làm sáng rõ bằng một số bằng chứng.

Chẳng hạn: Việc sắp xếp ý kến về ý nghĩa của con đường. Từ ý kiến: Ý nghĩa của những con đường nhà văn khái quát ý nghĩa của con đường đối với cuộc đời mỗi con người; Việc sắp xếp hệ thống các lí lẽ, bằng chứng cũng tầng bậc theo tiến trình phát triển của con người, theo tiến trình phát triển của văn minh nhân loại. Hệ thống bằng chứng vừa tiêu biểu, chính xác vừa phổ quát: Bằng chứng từ những sự vật, sự việc trong thực tế, gần gũi, thân thuộc đến bằng chứng là câu chuyện của người nổi tiếng ai cũng biết.

=> Tạo sức thuyết phục cho người đọc và lí giải được những khúc mắc, động viên, khuyến khích con người tự xây dựng phương hướng, định hướng phát triển riêng cho mình.

2. Ý nghĩa của hình ảnh con đường

Cuộc sống chúng ta giống như một con đường. Con đường ấy có thể dài hay ngắn, lúc quanh co lúc thẳng tắp, có khi bằng phẳng, có khi lại gồ ghế, đá sỏi. Vậy con đường ấy sẽ dẫn chúng ta đi tới đâu? Một cuộc sống giản dị, một cuộc sống với tiền tài và danh vọng hay cuộc sống của sự cô lập và nghèo đói? Có những con đường đi tới sự hạnh phúc, chiến thắng, vinh quang nhưng cũng có những con đường mà điểm đến của nó lại là nỗi buồn khổ, sự thất bại…

Giống như những con đường khác, con đường – cuộc sống cũng có những khúc cua, có những đoạn đường quanh co và cả những giao lộ. Có lẽ thời điểm khó khăn, phức tạp nhất mà chúng ta phải đối mặt đó chính là khi đứng trước những giao lộ của cuộc sống.

Chúng ta đứng trước nhiều sự lựa chọn, nhiều con đường khác nhau, với sự hiểu biết có hạn chúng ta ko thể phán đoán hay phân tích con đường nào chúng ta nên đi, vậy đâu sẽ là con đường mà chúng ta lựa chọn để tiếp tục cuộc hành trình của mình? Liệu có một sự bảo đảm nào cho việc chúng ta sẽ lựa chọn con đường đúng cho bản thân. Chúng ta đi tiếp hay ngần ngại và dậm chân tại chỗ?

Bạn sẽ không thể biết được con đường này sẽ dẫn bạn tới đâu cho tới khi bạn thực sự đi qua nó. Đó là điều quan trọng nhất mà bạn cần phải nhận thức về cuộc sống. Không một ai nói rằng việc bạn lúc nào cũng lựa chọn đúng con đường của mình sẽ dẫn tới hạnh phúc. Bạn yêu một ai đó chân thành không đồng nghĩa rằng tình cảm của bạn sẽ được đáp trả. Bạn thành công trong công

danh, sự nghiệp; bạn có địa vị cao trong xã hội hay bạn đang sở hữu một gia sản kếch xù…những điều ấy cũng ko thể khẳng định bạn đang có một cuộc sống hạnh phúc. Có rất nhiều khả năng có thể xảy ra mà chúng ta không thể kiểm soát được.

Điều duy nhất bạn có thể làm chủ đó là đưa ra quyết định cho bản thân mình, bạn sẽ hành động và thích nghi thế nào trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. “Sự thay đổi của cuộc sống là điều không thể tránh khỏi – Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua nó mà thôi”

Cuộc sống luôn là bức tranh muốn màu muôn vẻ. Nó ko bao giờ là những khuôn mẫu định sẵn. Không ai trong chúng ta có thể có “tấm vé an toàn” hay một sự chắc chắn về những gì đang đón đợi chúng ta ở phía trước. Do vậy, bạn sẽ không bao giờ có thể biết được quyết định của bạn đúng hay sai cho tới khi bạn thực hiện nó.

Vì thế, hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân bạn. Dù đó là quyết định đúng hay sai nhưng điều đó chắc chắn tốt hơn rất nhiều việc bạn chần chừ, do dự và chờ đợi. Và chỉ có như vậy, bạn mới có thể tạo nên những bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mình. Kiến thức, niềm tin và sự nhiệt huyết sẽ luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi chúng ta trên con đường đời ấy!

II. Cách đọc hiểu văn bản Câu chuyện về con đường

Khi đọc văn bản nghị luận Câu chuyện về con đường, cần:

Bước 1: Nhận diện các yếu tố của văn bản nghị luận như: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và nhan đề văn bản để từ đó khái quát vấn đề nghị luận.

Bước 2: Xác định cách thức triển khai vấn đề nghị luận của văn bản:

+ Cách đưa lí lẽ, bằng chứng;

+ Nếu vấn đề nghị luận trực tiếp hay gián tiếp;

+ Nhận xét cách triển khai vấn đề nghị luận;

– Chỉ rõ mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

Bước 3: Liên hệ vấn đề nghị luận được đề cập trong văn bản với đời sống thực tiễn của bản thân.

Hi vọng bài soạn văn Câu chuyện về con đường lớp 7 của nhà văn Đoàn Công Lê Huy ở trên sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức về văn bản này cũng như đạt được điểm cao môn Ngữ Văn trên lớp.

Để xem thêm các bài soạn văn khác trong học kỳ 2, các em hãy tham khảo ngay cuốn sách Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy Tập 2 của Tkbooks nhé!

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1HHJj1SClb8fhsj45K_nDXKIgBgnr5AAD/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh hàng đầu tại Việt Nam!

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *