Soạn văn bản đồ dẫn đường lớp 7 (Da-ni-en Got -li-ép)

Soạn văn bản đồ dẫn đường lớp 7 (Da-ni-en Got -li-ép)

Soạn văn Bản đồ dẫn đường lớp 7 là phần việc các em sẽ phải làm ở nhà để chuẩn bị cho tiết học Ngữ Văn trên lớp. Soanh văn Bản đồ dẫn đường kĩ càng sẽ giúp các em nhanh chóng hiểu bài hơn cũng như nắm bắt được những phần kiến thức quan trọng trong văn bản này.

Dưới đây là bài soạn văn Bản đồ dẫn đường mẫu. Mời các em tham khảo!

I. Khái quát chung

1. Văn bản Bản đồ dẫn đường

a. Tác giả Daniel Gottlieb:

Tác giả Daniel Gottlieb – một nhà tâm lí học thực hành và trị liệu gia đình người Mĩ, ông từng dẫn chương trình Voices in the Family. Ông đã viết nhiều cuốn sách đúc kết kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu và tư vấn tâm lí.

Tác giả Daniel Gottlieb - Người tạo ra câu chuyện cảm động Bản đồ dẫn đường
Tác giả Daniel Gottlieb – Người tạo ra câu chuyện cảm động Bản đồ dẫn đường

b. Văn bản Tấm bản đồ dẫn đường được trích từ tác phẩm Những bức thư gửi cháu Sam, Thông điệp cuộc sống (First News biên dịch, Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh).

2. Vấn đề Lựa chọn con đường đến tương lai

Lựa chọn con đường đến tương lai là một trong những vấn đề quan trọng thiết yếu trong cuộc sống, nhất là đối với giới trẻ. Có người sẽ lựa chọn con đường an toàn, được vạch sẵn nhưng cũng có người chủ động, dũng cảm tìm kiếm con đường của riêng mình.

Lựa chọn con đường đến tương lai là một vấn đề có nhiều ý kiến bàn luận. Cho dù ý kiến nào cũng đều khẳng định, việc chủ động tìm đường, tìm chìa khóa cho tương lai của mình mới là lựa chọn đúng đắn nhất. Việc lựa chọn ấy cần căn cứ vào nhu cầu, sở thích cá nhân và cả những yếu tố khách quan bên ngoài.

3. Bố cục văn bản: Bản đồ dẫn đường

Phần Nội dung
Nêu vấn đề nghị luận Sam thương yêu… trong khi cái chúng ta cần là phải bước luân vào bóng tối: Kể một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn để nêu vấn đề nghị luận.
Triển khai vấn đề nghị luận Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này,…. hay chiến đấu một cách ngoan cường: Giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.
Trong từng câu trả lời cho những câu hỏi trên….. thành bại của chúng ta trong cuộc sống: Vai trò của “tấm bản đổ” đối với đường đời của mỗi con người.
Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào?……..Ông bắt đầu đi vào bóng tối để tìm hiểu xem mình là ai và ý nghĩa cuộc sống là gì?: Thực tế những khó khăn ông đã trải qua.
Khẳng định vấn đề đang nghị luận Sam, cách duy nhất để tìm một bản đồ khác…. cháu đã có tất cả những điều cháu cần trong tấm bản đồ dẫn đường của mình: Lời khuyên của ông dành cho cháu về cách tìm tấm bản đồ dẫn đường cho riêng mình.

II. Soạn văn Bản đồ dẫn đường

1. Ý nghĩa nhan đề văn bản Bản đồ dẫn đường và cách đọc hiểu vấn đề nghị luận:

1.1. Nhan đề văn bản Bản đồ dẫn đường

– Cụm từ bản đồ dẫn đường xuất hiện ở phần đầu trong câu chuyện kể của ông và được nhắc đi nhắc lại trong suốt toàn bộ văn bản.

– Ý nghĩa của nhan đề:

+ Bản đồ: bản vẽ thu nhỏ các kí hiệu, các quy ước để mô tả một phần hay toàn bộ tình trạng phân bố của các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội.

+ Bản đồ dẫn đường: Gợi đến một vật dụng mà con người thường sử dụng khi đặt chân đến một nơi không quen thuộc để bản thân có thể tìm được vị trí cần tìm một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

+ Bản đồ dẫn đường còn gợi người đọc nghĩ đến chỉ dẫn con đường đến tương lai của cuộc đời mỗi người.

– Nhan để góp phần thể hiện vấn đề nghị luận.

1.2. Vấn đề nghị luận

– Căn cứ vào nhan đề văn bản.

– Căn cứ vào các ý kiến của người viết về cụm từ: Bản đồ dẫn đường, bản đồ.

—> Vấn đề cần bàn luận: Lựa chọn con đường dẫn đến tương lai.

2. Đọc hiểu cách triển khai vấn đề nghị luận

Cách triển khai vấn đề nghị luận Thể hiện trong văn bản Bản đồ dẫn đường
Hình thức:

Hình thức thể hiện của văn bản nghị luận rất phong phú và đa dạng: Có thể thể hiện dưới dạng một bài viết thông thường mở bài, thân bài, kết bài; có thể thể hiện dưới hình thức là một bài báo; có thể thể hiện dưới dạng một câu chuyện; có thể thể hiện dưới dạng một lá thư….

Tất cả các hình thức ấy có tác dụng giúp cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn.

Nêu vấn đề nghị luận:

Vấn đề nghị luận: Đối tượng được đưa ra để bàn luận.

Cách nêu vấn đề nghị luận:

+ Trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp vấn đề nghị luận và chỉ rõ sự cần thiết của vấn đề bàn luận.

+ Gián tiếp: Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu vấn đề và chỉ rõ sự cần thiết của vấn đề bàn luận.

Triển khai vấn đề nghị luận:

Để triển khai vấn đề nghị luận người viết bàn luận từng khía cạnh của vấn đề, bàn luận tính đúng sai của vấn đề.

– Mỗi một khía cạnh bàn luận (ý) thường được khiển khai thành một đoạn văn, trong đoạn văn thường có câu văn thể hiện ý kiến (luận điểm).

– Để triển khai minh triết vấn đề nghị luận người viết cần kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng cùng các phương tự sự, biểu cảm.

– Ý kiến: mới mẻ, sâu sắc, toàn diện, giúp người đọc có thái độ đúng trước vấn đề bàn luận. – Lí lẽ: chặt chẽ, gần gũi với những quy luật chung của đời sống.

– Bằng chứng: con người, sự kiện, sự việc có thực trong cuộc sống.

– Khi triển khai vấn đề nghị luận, người viết luôn thể hiện rõ quan điểm của bản thân một cách rõ ràng và hướng tới thuyết phục người đọc đồng thuận với quan điểm của mình.

Khẳng định vấn đề đang bàn luận:

– Để khẳng định vấn đề đang bàn luận có hai cách:

+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề một cách tóm lược.

+ Khẳng định vấn đề đang bàn luận và gợi bài học hay suy ngẫm đối thoại trong người đọc.

– Khẳng định vấn đề đang bàn luận cần có sự hỗ ứng với phần giới thiệu vấn đề.

Văn bản Bản đồ dẫn đường được thể hiện dưới hình thức một lá thư của ông gửi đến cháu Sam:

+ Mở đầu là lời chào thân mật: Sam thương yêu

+ Trong toàn bộ văn bản là lời tâm sự của ông.

⇒ Hình thức này vừa góp phần giúp người viết trực tiếp bộc lộ ý kiến, thái độ, cách đánh giá của mình về vấn đề cần bàn luận, vừa thuyết phục được người đọc bởi tình cảm chân thành.

– Tác giả không trực tiếp giới thiệu vấn đề một cách trực tiếp mà nêu vấn đề một cách gián tiếp: kể lại một câu chuyện tìm chìa khóa của một người đàn ông sau đó mới nêu vấn đề:

+ Câu chuyện tìm chìa khóa của một người đàn ông với những hành động hết sức kì khối và cách giải thích: Tìm chìa khóa dưới ngọn đèn đường mặc dù lần cuối cùng anh ta nhìn thấy chiếc chìa khóa là ở cạnh cửa ra vào.

+ Từ cách tìm chìa khóa kì lạ này, tác giả đã đưa ra đánh giá của mình: Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối. Tác giả không đồng tình với suy nghĩ của anh chàng. Tác giả đã đưa ra quan điểm của mình rằng: Trong cuộc sống, mỗi con người cần tự lựa chọn con đường của mình, đừng luôn luôn bị những định kiến, những quan niệm: cứ chỗ sáng mới tìm thấy đồ mà cần bước vào bóng tối. Có nghĩa là cần có sự linh hoạt, toàn diện khi tìm ra “chìa khóa” của mình.

– Việc dùng một câu chuyện để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận có rất nhiều tác dụng: làm cho văn bản hay hơn, hấp dẫn hơn, hàm súc hơn.

Ý kiến 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về cuộc đời, con người.

– Câu văn thể hiện ý kiến: Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.

– Lí lẽ:

+ Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người sẽ hình thành ở mỗi chúng ta được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân.

+ Có hai cách nhìn cuộc đời và con người trái ngược nhau:

  • Bản đồ cảnh báo: Cuộc đời này hết sức hiểm nguy, phải chiến đấu hết sức mới mong sống sót; Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời.
  • Bản đồ chỉ dẫn: Bản chất của con người đều tốt cả. Càng thân thiết với nhiều người bao nhiêu càng tốt cho bản thân ta bấy nhiều; Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng.

+ Hai cách này sẽ dẫn đến họ đi theo những con đường khác nhau, cảm nhận về cuộc sống rất khác biệt.

– Bằng chứng:

Câu chuyện của ông: về cách nhìn nhận cuộc đời khác nhau giữa ông và mẹ ông và đã dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau.

– Cách thức triển khai:

+ Câu văn thể hiện ý kiến của người viết trong đoạn văn nằm ở ngay đầu đoạn văn: Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực nơi theo.

+ Lí lẽ và bằng chứng có mối lên hệ chặt chẽ với nhau, được kết hợp nhuần nhuyễn, song hành cùng nhau để cùng làm

lẽ đưa ra đều được làm sáng tỏ ý kiến. Mỗi lí sáng tỏ bằng các bằng chứng xác đáng. (Lí lẽ: Trên đời, mọi người giống nhau nhiều lắm. Bằng chứng: Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Lí lẽ: Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia.)

* Ý kiến 2: Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân

Câu văn nêu ý kiến: Sam à, tấm bản đồ này còn bao gồm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.

Lí lẽ:

+ Đặt ra hệ thống câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận về bản thân”: Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường?

+ Lí giải: Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí mình.

+ Bằng chứng: Câu chuyện về chính cuộc đời ông. Sau vụ tai nạn, ông có thay đổi đáng kể từ đó hiểu mình là ai, ý nghĩa cuộc sống là gì?

– Cách thức triển khai:

+ Câu văn nêu ý kiến chính của người viết nằm ở đầu các đoạn văn. Ý kiến đảm bảo mới mẻ, toàn diện, sâu sắc.

⇒ Người viết triển khai hết lí lẽ rồi mới đưa bằng chứng. Lí lẽ đảm bảo; chặt chẽ, logic, gần gũi, phù hợp với quan điểm chung.

⇒ Bằng chứng là sự việc, con người có thực trong cuộc sống.

+ Cách triển khai hệ thống lí lẽ, dẫn chứng của hai ý kiến vô cùng linh hoạt, hợp lí: Trong ý kiến thứ nhất đưa lí lẽ bằng cách giải thích một cách cụ thể, tường minh ý kiến; Trong ý kiến thứ hai, người viết lại đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm làm rõ ý kiến sau đó mới giải thích ý kiến.

⇒   Cách lập luận chặt chẽ, linh hoạt. Hệ thống lí lẽ, dẫn chứng chân thực, thuyết phục.

* Quan điểm, thái độ của người viết:

– Người thể hiện thái độ không đồng tình với cách thực hiện “chỉ dẫn” một cách máy móc của người đàn ông trong câu chuyện nói riêng và của tất cả mọi người nói chung.

– Khẳng định vấn đề và rút ra bài học

– Tác giả đã trực tiếp khẳng định vấn đề bằng  lời khuyên chân thành của ông dành cho cháu:

+ Ông muốn cháu tự tìm kiếm tấm bản đồ cho mình. Tấm bản đồ ấy “cháu” phải tự vẽ bằng chính kinh nghiệm của mình.

Và mong muốn của ông dành cho cháu trong tương lai: Cháu có thể đối mặt với cuộc đời mình một cách hiên ngang, mạnh mẽ, bởi cháu đã có tất cả những điều cháu cần trong tấm bản đồ dẫn đường của mình.

Qua đó gợi bài học, suy ngẫm cho người đọc:

+ Mỗi người đều cần tìm kiếm cho mình tấm bản đồ, bởi mỗi người sẽ có những hành trình riêng, kinh nghiệm, cách nhìn nhận riêng.

+ Mỗi người đều cần phải biết tự chủ, tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.

+ Hãy nhìn nhận cuộc đời bằng trái tim yêu thương, cái nhìn đa diện.

=> Cách kết thúc vấn đề ngắn gọn, súc tích có tính mạch lạc, hô ứng với phần giới thiệu.

3. Tổng kết

3.1. Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật

3.1.1. Nghệ thuật:

– Nghệ thuật nghị luận được sử dụng giàu sức thuyết phục: lời dẫn dắt độc đáo, lập luận chặt chẽ, linh hoạt, lí lẽ xác đáng, bằng chứng chọn lọc, tiêu biểu mà gần gũi….

– Sử dụng thành công hình ảnh có tính ẩn dụ.

– Lời văn tâm tình, giàu tính triết lí.

3.1.2. Nội dung:

Văn bản Tấm bản đồ dẫn đường là bức thư ông gửi cho cháu thể hiện các diễn ý nghĩa của hình ảnh: “bản đồ dẫn đường”; qua đó giúp người đọc nhận thức được rằng: Trong cuộc sống, mỗi người tự lựa chọn con đường của mình nhằm đạt mục đích đã xác định.

3.2. Liên hệ vấn đề được đề cập đến với cuộc sống thực tiễn của cá nhân:

Trong cuộc sống, việc tìm đường là một trong những vấn đề rất đáng quan tâm, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Chúng ta cần phải tìm kiếm cho mình tấm bản đồ. Mỗi người có hành trình riêng, bài học chỉ được rút ra từ trải nghiệm của bản thân, không thể vay mượn hay bắt chước bất kì ai.

Trên đây là Soạn văn Bản đồ dẫn đường lớp 7 cực chi tiết để các em tham khảo. Hi vọng nó sẽ giúp các em chuẩn bị bài thật tốt cũng như đạt điểm cao môn Ngữ Văn trên lớp.

Kiến thức về Soạn văn Bản đồ dẫn đường lớp 7 được triển khai cực chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2. Các em có thể mua sách về để tham khảo thêm nội dung này và các bài soạn văn khác nhé!

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1HHJj1SClb8fhsj45K_nDXKIgBgnr5AAD/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh hàng đầu tại Việt Nam.

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *