Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Bài mẫu: Em hãy phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh khó khăn gian khổ những người lính luôn tìm cho một tình cảm để bù lấp vào những khó khăn ấy. Nguyễn Duy cũng vậy, ngoài tình đồng chí mà bất kể người lính nào cũng có thì nhà thơ còn có một người bạn tri kỉ riêng đó chính là ánh trăng. Nguyễn Duy đã viết về người bạn tri kỉ ấy trong quá trình từ chiến tranh.
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Trước hết là ánh trăng khi còn chiến tranh, khi ấy nhà thơ coi ánh trang giống như một người tri kỉ vậy chính vì thế mà ánh trăng gắn bó với nhà thơ suốt:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Từ hồi còn nhỏ cho đến khi chiến tranh ánh trăng luôn là nguồn sáng hiền hòa mà nhà thơ tìm kiếm đến để soi sáng cho tất cả những gì nhà thơ cần nhìn thấy trong đêm tối. Chính cái ánh sáng hiền hòa ấy cũng làm cho tâm hồn của người chiến sĩ trở nên yêu đời hơn. Trong đêm tối ở chiến trường thì ánh trăng chính là người bạn tri kỉ mỗi khi nhà thơ ngẩn ngơ nhớ nhà hay là khi hành quân giết giặc ánh trang ấy trở thành nguồn sáng soi đường cho người chiến sĩ dễ nhìn thấy địch. Ánh trăng ấy khiến cho nhà thơ tưởng chừng sẽ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa ấy.
Thế nhưng khi về thành phố, cuộc sống thay đổi và những ý nghĩ của con người cũng thay đổi:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Thành phố không còn là nơi để trăng khoe ánh sáng của mình nữa, tại sao vậy? vì ánh sáng của điện của gương hay là lòng của người xưa đã quên ánh trăng ấy?. Vầng trăng từ một người tri kỉ khi về thành phố bỗng nhiên lại trở thành một người dưng qua đường, không hề quen biết. Thế rồi một hôm điện cũng phải tắt đi, phòng tối om thì bỗng nhiên người tri kỉ năm xưa xuất hiện. Ánh trăng ấy vẫn ở đó chỉ là người bạn năm xưa không còn thấy sự tồn tại của nó mà thôi. Nó thì vẫn soi sáng còn ánh điện kia có sáng cũng có lúc bị mất đi.
Nhà thơ bỗng nhiên thấy được người bạn năm xưa, ngửa mặt lên nhìn mặt thì biết bao nhiêu kỉ niệm cũ ùa về trong đầu:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khi nhà thơ ngửa mặt lên thì thấy rưng rưng những gì như là sông là biển,là rừng. bao nhiêu kỉ niệm năm xưa nay lại hiện về trong trí óc. Còn trăng thì cứ tròn vành vạnh như trách móc hờn giận cái sự vô tâm tàn nhẫn lãng quên của người bạn cũ. Ánh trăng không nói gì mà chỉ im phăng phắc đủ cho nhà thơ thấy giật mình về lỗi lầm của mình. Cái sự im lặng mới là cái đáng sơ nhất.
Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn gửi đến một thông điệp đó là phải biết yêu thương trân trọng quá khứ không nên lãng quên nó. Càng không nên vì có cái mới mà lãng quên nó. Vì đến khi cái mới mờ nhạt dễ mất đi còn quá khứ thì vẫn còn ở đó.. Một khi ta nhớ ra lại thấy bản thân mình quả thật rất tồi tệ khi đã lãng quên quá khứ lãng quên những người bạn tri kỉ.
Xem thêm: