ĐỀ THI TUYỂN SINH, ĐÁP ÁN VÀO LỚP 10 MÔN VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2016

ĐỀ THI, ĐÁP ÁN TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN VĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2016

Mỗi mùa thi đến là mỗi lần các thí sinh lại náo nức chuẩn bị cho kỳ thi. Để định hướng môn tập môn Văn cho các em Tkbooks xin giới thiệu đến các em đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Điện Biên năm 2016, kính mời các em cùng quý phụ huynh tham khảo.

ĐỀ THI

de-thi-tuyen-sinh-lop-10-mon-van-tinh-dien-bien-nam-2016-copy

ĐÁP ÁN

 

Câu Ý Nội dung Điểm
Câu 1 a – Phép lặp: Cô bé.

– Phép thế: 

0,5

0,5

b – Lời dẫn: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”

– Đây là lời dẫn trực tiếp.

0,5

0,5

Câu 2 a – Đoạn thơ được trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. 0,25
b – Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. 0,25
c – Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm. 0,25
d – Những hình ảnh thể hiện ước nguyện của tác giả trong đoạn thơ: con chim hót, một cành hoa. 0,25
e – Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

+ Điệp ngữ: Ta làm; điệp từ: một.

+ Ẩn dụ: Con chimnhành hoanốt trầm.

– Giá trị: Nhấn mạnh, khẳng định ước nguyện bình dị, nhỏ bé, đơn sơ của nhà thơ qua những hình ảnh ẩn dụ giản dị, tự nhiên, đẹp. Đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị, là lẽ sống cao đẹp.

0,5

 

 

0,5

f – Học sinh tự bộc lộ ước nguyện của bản thân:

Lưu ý: nếu học sinh làm theo các hướng khác nhưng phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, xu hướng phát triển của xã hội thì giám khảo vẫn cho điểm tối đa.

1,0
Câu 3

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

– Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

0,5
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích đoạn trích trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm nổi bật tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

0,5
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

– Có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm và tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu.

+ Phân tích đoạn trích trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm nổi bật tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được những nội dung sau:

Tình cảm của ông Sáu dành cho con: Thương con, khao khát được gặp con, được sống trong tình yêu của con.

+ Những ngày đoàn tụ: Ông Sáu quan tâm chờ đợi con gái gọi mình là cha.

+ Những ngày xa con: Ông Sáu thương nhớ con bằng việc thực hiện lời hứa với con, làm cây lược ngà. Giờ phút cuối cùng trước lúc hy sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tay con gái.

Tình cảm của bé Thu dành cho cha:

+ Từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.

+ Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện trong giờ phút chia tay qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua hành động.

Đánh giá: Tác giả đã xây dựng tình huống truyện éo le, bất ngờ, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, giọng điệu thân mật, dân dã đã khắc họa thành công câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Từ việc phân tích trên rút ra bài học nhận thức, hành động của bản thân.

– Thang điểm:

+ Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên;

+ Điểm 2,25 – 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ;

+ Điểm 1,5 – 2,0 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên;

+ Điểm 0,75 – 1,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

+ Điểm 0,25 – 0,5: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên;

+ Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

3,0
d) Sáng tạo

– Điểm 0,75: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Điểm 0,5: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

Xem thêm: 

TkBooks

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *