Bí quyết học tới đâu nhớ tới đó bằng phương pháp “thần thánh”

Học bao lâu không quan trọng, quan trọng là học như thế nào. Nếu bạn đang trong tình trạng “học đâu quên đấy”, “học trước quên sau” thì đọc ngay bài viết dưới đây

1. Phương pháp tự kiểm tra

Không giống như một bài kiểm tra chính thức để đánh giá kiến thức, tự kiểm tra là việc học sinh tự thực hành để kiểm tra chính mình bên ngoài lớp học. Phương pháp này dùng để kiểm tra việc nhớ lại hoặc trả lời các bài tập ở cuối một chương sách không dưới áp lực thời gian và điểm số. Mặc dù hầu hết học sinh đều không muốn làm những bài kiểm tra nhưng hàng trăm thí nghiệm đã cho thấy rằng tự kiểm tra giúp cải thiện việc học và giúp ghi nhớ được lâu.

Cách để học ít mà vẫn nhớ lâu không? Bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để hiểu và nhớ một nội dung kiến thức mà có thể dành nó cho những môn học khác bạn có thể đọc thêm bài viết sau “Mẹo đơn giản để học ít mà vẫn nhớ lâu

2. Phương pháp phân bổ thời gian ôn tập

Học sinh thường tập trung học nhồi ngay trước khi có bài thi hoặc kiểm tra. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi 14.000 người tham gia, kết quả là học sinh nhớ lại được nhiều hơn khi phân bổ thời gian học cách quãng (nhớ được 47% của toàn bộ) so với việc học dồn trong một thời gian (nhớ được 37%).

3. Phương pháp hỏi đáp chi tiết

Tò mò là bản năng tự nhiên của con người, chúng ta luôn tìm kiếm những lời giải về thế giới xung quanh mình.

Trong phương pháp này, học sinh có thể đưa ra câu trả lời cho các sự kiện, chẳng hạn như “Tại sao điều này có nghĩa là …?” hoặc ” Tại sao điều này lại đúng?” Chẳng hạn, trong giờ học văn, học sinh đọc được câu “Mị lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.” Khi sử dụng phương pháp hỏi đáp chi tiết học sinh sẽ yêu cầu giáo viên giải thích lý do tại sao nhân vật Mị lại như thế, trong khi nhóm khác đã được cung cấp sẵn một lời giải thích, chẳng hạn như “Vì Mị sống ở nhà A Sử không bằng con trâu con ngựa”. Khi được yêu cầu nhớ lại Mị như thế nào? (Lùi lũi như con rùa,,,), trong nhóm áp dụng phương pháp hỏi đáp chi tiết có khoảng 72% học sinh trả lời đúng so với khoảng 37% trong các nhóm khác.

4. Phương pháp tự giải thích

Học sinh phải đưa ra lời giải thích cho những gì đã được học, xem xét quá trình tư duy đối với những câu hỏi kiểu như “Câu văn này cung cấp thông tin mới gì cho bạn?” “Nó có liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?” Tương tự như phương pháp nêu câu hỏi và trả lời, phương pháp tự giải thích có thể giúp tích hợp hiệu quả thông tin mới học được với kiến thức đã có sẵn.

Ví dụ, nhiều bạn học sinh hiện nay đang coi thường một số môn học như Giáo dục công dân, Lịch sử… phương pháp này sẽ giúp bạn giải thích tại sao bạn lại học những môn đó. Bạn học Lịch sử để biết chúng ta có được hòa bình như ngày hôm nay thì ông cha ta đã phải chiến đấu và hi sinh như thế nào trong quá khứ. Để bạn biết rằng hòa bình bây giờ chỉ là vấn đề tạm thời chứ không phải vĩnh cửu nên không được chủ quan… Đối với những phần nhỏ trong môn học cũng vậy. Học bất cứ cái gì cũng đều đem lại cho bản thân một giá trị nhất định, hãy tìm ra giá trị đó.

5. Thực hành xen kẽ

Học sinh thường có xu hướng chia việc học ra thành các khối kiến thức, hoàn thành xong việc học một chủ đề hoặc một dạng bài tập trước khi chuyển sang phần tiếp theo. Việc học xen kẽ các kiến thức giúp học sinh có được kĩ năng lựa chọn phương pháp phù hợp và khuyến khích học sinh so sánh các dạng bài tập khác nhau.

Xem thêm:

TkBooks

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *