Bài tập phép nhân lớp 3 nâng cao kèm đáp án PDF

Bài tập phép nhân lớp 3 nâng cao kèm đáp án PDF

Bộ bài tập phép nhân lớp 3 nâng cao kèm đáp án PDF dưới đây sẽ giúp các bé làm quen với những dạng bài toán phép nhân nâng cao như tìm số, tính theo cách thuận tiện, viết biểu thức thành tích…

Các bài toán không chỉ giúp rèn luyện kỹ năng tính toán mà còn phát triển khả năng suy luận, tư duy logic. Đặc biệt, mỗi bài đều có lời giải chi tiết để bé dễ dàng kiểm tra và học hỏi cách giải.

Mời quý phụ huynh và các em tham khảo!

>>> Xem thêm:

Bài tập về tính chu vi hình tam giác lớp 3 PDF

Bài tập đếm hình tam giác lớp 3 PDF

Bài tập phép nhân lớp 3 – Nhân số có 2, 3, 4, 5 chữ số kèm file PDF

Bài tập phép chia lớp 3 Kết nối tri thức PDF

🌟 Bài 1:

Tích của hai số là 354. Nếu thừa số thứ nhất tăng lên 3 lần thừa số thứ hai tăng lên 2 lần thì tích mới là bao nhiêu?

Giải:

Nếu thừa số thứ nhất tăng lên 3 lần thừa số thứ hai tăng lên 2 lần thì tích tăng là: 3 x 2 = 6 (lần)

Tích mới là: 354 x 6 = 2124

Đáp số: 2124

🌟 Bài 2:

Tích của 2 số là 645. Tìm thừa số thứ nhất, biết rằng nếu thêm 5 đơn vị vào thừa số thứ hai thì tích mới sẽ là 860

Giải:

Nếu thêm 5 đơn vị vào thừa số thứ hai thì tích tăng 5 lần thừa số thứ nhất.

5 lần thừa số thứ nhất là: 860 – 645 = 215 (đơn vị)

Thừa số thứ nhất là: 215 : 5 = 43

Đáp số: 43

🌟 Bài 3:

An nghĩ một số. Nếu gấp số đó lên 3 lần rồi cộng với 15 thì được 90. Tìm số An đã nghĩ.

Giải:

Gọi số An nghĩ ra là x. Theo đề bài ta có

x x 3 + 15 = 90

x x 3 = 90 – 15

x x 3 = 75

x = 75 : 3

x = 25

Vậy số An nghĩ ra là 25.

🌟 Bài 4:

Viết biểu thức sau thành tích 2 thừa số rồi tính giá trị của biểu thức đó:

a)15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5

= 5 x (15 + 3 + 2 – 10)

= 5 x 10

= 50

b) (24 + 6 x 5 + 6) – (12 + 6 x 3)

= (6 x 4 + 6 x 5 + 6 x 1) – (6 x 2 + 6 x 3)

= 6 x (4 + 5 + 1) – 6 x (2 + 3)

= 6 x 10 – 6 x 5

= 6 x (10 – 5)

= 6 x 5

= 30

c) 23 + 39 + 37 + 21 +  34 + 26 + (23 + 37) + (39 + 21) + (34 + 26)

= 60 + 60 + 60

= 60 x 3

= 180

🌟 Bài 5:

Tích của hai số là 75. Bạn An viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân hai số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu?

Giải:

Bạn An viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất tức là thừa số thứ nhất được tăng lên 10 lần.

Nếu tăng thừa số thứ nhất lên 10 lần và giữ nguyên thừa số thứ hai thì tích tăng lên 10 lần.

Tích mới là: 75 x 10 = 750

Đáp số: 750

>>> Tải file bài tập dưới dạng PDF miễn phí tại đây!

🌟 Bài 6:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12m, biết rằng 3 lần chiều rộng thì bằng 2 lần chiều dài. Tính chu vi mảnh đất đó.

Giải:

2 lần chiều dài (hoặc 3 lần chiều rộng) là: 12 x 2 = 24 (m)

Chiều rộng hình chữ nhật là: 24 : 3 = 8 (m)

Chu vi hình chữ nhật là: (12 + 8) x 2 = 40 (m)

Đáp số: 40m

🌟 Bài 7:

Tìm số có hai chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 2 vào bên trái số đó ta được số mới gấp 9 lần số đã cho.

Giải:

Khi viết thêm chữ số 2 vào bên trái số có hai chữ số thì số đó tăng lên 200 đơn

Ta có sơ đồ sau:

Sơ đồ minh họa
Sơ đồ minh họa

200 đơn vị ứng với số phần là 9 – 1 = 8 (phần)

Số cũ là 200 : 8 = 25

Đáp số: 25

🌟 Bài 8:

Năm nay bố 37 tuổi. Sau 5 năm nữa, tuổi bố sẽ gấp ba lần tuổi con. Tính tuổi con hiện nay.

Giải:

Gọi tuổi con hiện nay là x.

Năm nay bố 37 tuổi.

Sau 5 năm nữa, tuổi bố sẽ là 37 + 5 = 42.

Sau 5 năm nữa, tuổi con sẽ là x + 5.

Khi đó, tuổi bố gấp ba lần tuổi con: 42 = 3 x (x + 5)

Giải phương trình: 42 = 3x + 15

42 – 15 = 3x

27 = 3x

x = 9

Vậy tuổi con hiện nay là 9 tuổi.

🌟 Bài 9:

Hiện nay, con 4 tuổi, tuổi bố gấp bảy lần tuổi con. Hỏi bốn năm nữa tuổi bố sẽ gấp mấy lần tuổi con?.

Giải:

Tuổi con hiện nay là 4 tuổi.

Tuổi bố hiện nay gấp 7 lần tuổi con, nên:

Tuổi bố hiện nay = 4 x 7 = 28 tuổi

Bốn năm nữa:

Tuổi con sẽ là: 4 + 4 = 8 tuổi.

Tuổi bố sẽ là: 28 + 4 = 32 tuổi.

Tỷ số tuổi bố và tuổi con sau 4 năm là: 32/8 = 4

Vậy bốn năm nữa, tuổi bố sẽ gấp 4 lần tuổi con.

🌟 Bài 10:

Tìm 1 số có 4 chữ số,biết rằng rằng chữ số hàng trăm gấp 3 lần chuỗi số hàng chục và gấp đôi chữ số hang nghìn đồng thời số đó là số lẻ chia hết cho 5.

Giải:

Gọi số có 4 chữ số là abcd, trong đó:

a là chữ số hàng nghìn

b là chữ số hàng trăm

c là chữ số hàng chục

d là chữ số hàng đơn vị

Theo đề bài, ta có các điều kiện:

Chữ số hàng trăm gấp 3 lần chữ số hàng chục: b = 3c

Chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng nghìn: b = 2a

Số đó là số lẻ và chia hết cho 5:

Một số chia hết cho 5 thì chữ số hàng đơn vị d phải là 0 hoặc 5.

Vì số đó là số lẻ, nên d = 5.

Vì b = 2a và b = 3c, nên ta có: 2a = 3c

⇒ a phải là số nguyên và c cũng phải là số nguyên.

Giá trị hợp lệ của a phải là một chữ số (1 đến 9).

Xét các giá trị a sao cho 2a chia hết cho 3 để c cũng là số nguyên:

Nếu a = 3⇒b = 2 x 3 = 6, c = 6/3 = 2 (hợp lệ).

Nếu a = 6⇒b = 2 x 6 = 12 (không hợp lệ vì 12 không phải là một chữ số).

Vậy chỉ có một bộ số hợp lệ là: a = 3, b = 6, c = 2, d = 5.

Vậy số cần tìm là 3625. Kiểm tra lại:

Chữ số hàng trăm là 6 gấp 3 lần chữ số hàng chục là 2 (thỏa mãn)

Chữ số hàng trăm là 6 gấp đôi chữ số hàng nghìn là 3 (thỏa mãn)

Số lẻ và chia hết cho 5 (chữ số hàng đơn vị là 5) (thỏa mãn)

Vậy số cần tìm là 3625.

🌟 Bài 11:

Sau ngày đi câu cùng gia đình, Nam câu được một số cá. Nếu lấy số lẻ bé nhất có hai chữ số khác nhau gấp lên 5 lần rồi bớt đi 60 thì được số cá mà Nam câu được. Hỏi Nam câu được bao nhiêu con cá.

Giải:

Số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số khác nhau là 13.

Theo đề bài, lấy số 13 nhân với 5 rồi trừ đi 60 = 13 x 5 – 60 = 5.

Vậy số cá mà Nam câu được là 5 con.

🌟 Bài 12:

Tìm một số biết số đó chia cho 5 và cộng với 270 bằng tích của 85 với 5.

Giải:

Gọi số cần tìm là x. Theo đề bài, ta có phương trình:

x : 5 + 270 = 85 x 5

x : 5 + 270 = 425

x : 5 = 425 − 270

x : 5 = 155

x = 155 x 5

x = 775

Vậy số cần tìm là 775.

🌟 Bài 13:

Một người đi bộ mỗi giờ đi được 6 km. Nếu anh ta đi trong 4 giờ, rồi đi tiếp trên xe đạp với vận tốc gấp 5 lần vận tốc đi bộ trong 3 giờ, thì tổng quãng đường người đó đi được là bao nhiêu km?

Giải:

Người đó đi bộ với vận tốc 6 km/giờ trong 4 giờ, nên quãng đường đi bộ được là: 6 x 4 = 24 km

Vận tốc xe đạp gấp 5 lần vận tốc đi bộ: 6 x 5 = 30 km/giờ

Người đó đi xe đạp trong 3 giờ, nên quãng đường đi được là: 30 x 3 = 90 km

Tổng quãng đường người đó đi được là: 24 + 90 =114 km

Vậy tổng quãng đường người đó đi được là 114 km.

Hy vọng bộ bài tập phép nhân lớp 3 nâng cao kèm đáp án PDF ở trên đã giúp các em làm quen với các dạng toán liên quan tới phép nhân nâng cao lớp 3 cũng như biết cách giải các dạng toán đó.

Những bài tập trên đều có sẵn trong cuốn Bài tập bổ trợ nâng cao Toán lớp 350 đề tăng điểm nhanh Toán lớp 3 của Tkbooks. Phụ huynh có thể tham khảo và mua cho con để con có thể khám phá thêm nhiều bài Toán thú vị khác.

Link đọc thử sách Bài tập bổ trợ nâng cao Toán lớp 3: https://drive.google.com/file/d/1k3TqDSkOm9W0eBI97Np_tBRyiYhSMHy2/view

Link đọc thử sách 50 đề tăng điểm nhanh Toán lớp 3: https://drive.google.com/file/d/1vATwExyU4MMnNiCN4l5o7IuVQlIn7ctZ/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 3 hàng đầu tại Việt Nam!

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *