Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 3 kì 2 thường gặp nhất trong đề thi

Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 3 kì 2 thường gặp nhất trong đề thi

Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 3 kì 2 thường gặp nhất trong đề thi được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 3 ôn tập hiệu quả và chuẩn bị tốt hơn cho các bài thi, bài kiểm tra môn Tiếng Việt trên lớp.

Mời quý phụ huynh và các em tham khảo!

I. Bài tập phần Đọc hiểu văn bản – Luyện tập

Phần đọc hiểu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra khả năng nắm bắt ý nghĩa của văn bản, kỹ năng phân tích và trả lời câu hỏi của học sinh. Dưới đây là các dạng bài tập thường gặp:

Bài đọc mẫu trong đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Bài đọc mẫu trong đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

1. Dạng bài tập Chọn đáp án đúng

Học sinh cần đọc hiểu văn bản và chọn đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi trắc nghiệm.

Ví dụ: Chim Bách Thanh đậu trên một cành cây bên bờ suối để làm gì?

A. Chú hát một điệu mới với giọng mượt mà.

B. Chú rình để bắt mồi.

C. Chú nghỉ ngơi.

2. Dạng bài tập Làm theo yêu cầu

+ Trả lời câu hỏi

Học sinh dựa vào nội dung văn bản để trả lời các câu hỏi liên quan.

Ví dụ: Trong câu “Lão Rắn Mốc duỗi toàn thân, cứng đơ như một cành cây khô.” tác giả đã so sánh Rắn Mốc với sự vật nào?

+ Nhận biết từ chỉ đặc điểm, sự vật, hoạt động, tính chất

Dạng bài tập này yêu cầu học sinh đọc kỹ đoạn văn hoặc câu được cho sẵn, sau đó xác định và phân loại từ ngữ theo các nhóm sau:

  • Từ chỉ sự vật: Tên gọi của con người, đồ vật, hiện tượng, địa điểm, hoặc sự việc cụ thể.
  • Từ chỉ hoạt động: Các từ mô tả hành động, việc làm, hoặc trạng thái chuyển động.
  • Từ chỉ đặc điểm, tính chất: Các từ miêu tả hình dáng, màu sắc, kích thước, trạng thái, hay cảm xúc của sự vật hoặc con người.

Ví dụ: Cho đoạn văn sau:

Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động – nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, mèo con chồm ra. Hụt rồi!

Tìm trong đoạn văn trên 3 – 4 từ ngữ:

a. Chỉ sự vật:

b. Chỉ hoạt động:

c. Chỉ đặc điểm, tính chất:

+ Bài tập đặt câu

Dạng bài tập “Đặt câu” yêu cầu học sinh vận dụng từ ngữ hoặc cụm từ được cho để tạo thành câu hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp và phù hợp với ngữ cảnh.

Ví dụ: Đặt câu hỏi cho bộ phận được bôi đậm trong câu sau:

Hai anh em tôi đi hái cỏ gà.

II. Bài tập phần Luyện từ và câu

1. Dạng bài tập Điền vào chỗ chấm

Dạng bài tập này yêu cầu học sinh điền từ, âm, vần hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu hoặc đoạn văn.

Ví dụ: Điền ch/tr vào chỗ chấm:

nắng …ang …ang …ang sách bức …..anh quả …..anh

2. Bài tập Tìm từ trái nghĩa

Dạng bài tập này yêu cầu học sinh tìm và viết các từ có nghĩa trái ngược với từ được cho hoặc trong một đoạn văn, câu.

Ví dụ: Tìm và viết lại các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:

Dạng bài tập Tìm cặp từ trái nghĩa
Dạng bài tập Tìm cặp từ trái nghĩa

3. Bài tập Nhận biết hình ảnh so sánh

Học sinh nhận diện các hình ảnh so sánh được sử dụng trong văn bản.

Ví dụ: Trong bài đọc “Những người bạn nhỏ” có… hình ảnh so sánh.

Đó là: ………………………………………………………………………

4. Bài tập Chuyển thành câu hỏi/ câu kể

Dạng bài tập này yêu cầu học sinh thay đổi cấu trúc câu đã cho, chuyển từ câu khẳng định hoặc câu mệnh lệnh sang câu hỏi hoặc câu kể, và ngược lại.

Ví dụ: Cho câu “Mèo con chạy đi!”.

a. Chuyển thành câu hỏi: ……………………………………………………………………………………….

b. Chuyển thành câu kể: ………………………………………………………………………………………..

III. Bài tập phần Viết

Phần viết kiểm tra khả năng sáng tạo, tư duy logic và cách diễn đạt ý của học sinh. Ở phần này, học sinh thường được yêu cầu viết một đoạn văn ngắn khoảng 9 – 10 câu theo yêu cầu.

Ví dụ: Tuổi thơ ai cũng có những ước mơ: làm bác sĩ chữa bệnh cho mọi người, làm thuỷ thủ lái tàu băng qua đại dương, trở thành đầu bếp nấu những món ăn thật ngon,… Ước mơ của em là gì? Hãy viết đoạn văn kể về ước mơ ấy.

Gợi ý:

– Em ước mơ điều gì?

– Em làm gì khi đạt được ước mơ?

– Để ước mơ thành hiện thực thì em phải làm gì?

– Cảm xúc, suy nghĩ của em về ước mơ đó.

Hi vọng rằng các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 3 kì 2 thường gặp nhất trong đề thi ở trên đã giúp các em nắm rõ hơn về cấu trúc và yêu cầu của từng dạng bài, từ đó tự tin và đạt điểm cao hơn trong môn Tiếng Việt trên lớp.

Các dạng bài tập tập Tiếng Việt lớp 3 kì 2 ở trên đều có sẵn trong 2 cuốn Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Việt lớp 3 – Tập 2 và 50 đề tăng điểm nhanh Tiếng Việt lớp 3. Quý phụ huynh hãy mua ngay sách để hỗ trợ con em mình học tốt môn Tiếng Việt hơn nhé!

Link đọc thử sách Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Việt lớp 3 tập 2: https://drive.google.com/file/d/1kPE-AO6Xca833j-Rb-fuiqRxA2kyzs_j/view

Link đọc thử sách 50 đề tăng điểm nhanh Tiếng Việt lớp 3: https://drive.google.com/file/d/1uZKEzaQt4Z6GmunTlN4JQ5oY1RCjMHgH/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 3 hàng đầu tại Việt Nam!

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *