Biệt ngữ xã hội lớp 8 Kết nối tri thức – Kiến thức và giải bài tập trong SGK

Biệt ngữ xã hội lớp 8 Kết nối tri thức – Kiến thức và giải bài tập trong SGK

Bài học Biệt ngữ xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức không chỉ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về khái niệm biệt ngữ, mà còn hướng dẫn cách sử dụng một cách linh hoạt và phù hợp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.

Hãy cùng khám phá và tìm hiểu kiến thức bổ ích từ bài học này, đồng thời giải đáp các bài tập trong sách giáo khoa để nắm vững hơn về biệt ngữ xã hội.

I. Kiến thức cơ bản về biệt ngữ xã hội

1. Khái niệm, đặc điểm

a. Khái niệm

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng về ngữ âm, ngữ nghĩa, được hình thành dựa trên những quy ước riêng của một nhóm người có chung đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…).

Dưới đây là một số ví dụ về biệt ngữ xã hội:

  • Cày phim: Xem nhiều tập phim liên tục trong thời gian dài.
  • Thả thính: Cách nói vui khi ai đó dùng lời nói hoặc hành động để tỏ ý tán tỉnh, gợi tình cảm với người khác.
  • Tấu hài: Hành động hoặc lời nói gây cười, thường là hài hước, vui nhộn.
  • Ngáo ngơ: Tình trạng ngờ nghệch, không hiểu chuyện hoặc hành động ngốc nghếch.
  • Trẩu tre: Chỉ những người trẻ tuổi hành xử thiếu chín chắn, non nớt hoặc có hành vi trẻ con.
  • Đú trend: Tham gia vào các xu hướng, trào lưu đang nổi trên mạng xã hội.
  • GATO (Ghen Ăn Tức Ở): Thể hiện sự ghen tị với thành công hoặc hạnh phúc của người khác.
  • Bóc phốt: Tiết lộ hoặc công khai những thông tin tiêu cực về ai đó, thường là trên mạng xã hội.
  • Bể kèo: Hủy hẹn hoặc không tham gia vào kế hoạch đã định trước.
  • Chốt đơn: Khẳng định mua hàng hoặc đồng ý với một thỏa thuận nào đó, thường dùng trong bán hàng online.
Ví dụ minh họa về biệt ngữ xã hội
Ví dụ minh họa về biệt ngữ xã hội

b. Đặc điểm:

+ Biệt ngữ xã hội có cách phát âm và ngữ nghĩa riêng biệt.

+ Do đó, nó chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp, người ngoài nhóm thường khó hoặc không hiểu được biệt ngữ.

c. Nhận biết biệt ngữ xã hội

Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm. Ví dụ: Anh đây công tử không “vòm” Ngày mai “kện rệp” biết “mòm” vào đầu. (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Cuốn Bỉ vỏ (NXB Dân Tri, 2011) chủ thích: vòm là nhà, kện rệp là hết gạo, mòm là ăn. Kện rệp và mỏm có hình thức ngữ âm hoàn toàn mới lạ, chưa gặp trong vốn từ chung của tiếng Việt.

Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ nghĩa.

Ví dụ: Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói.

Từ “ngửi khói” trong câu trên không có nghĩa là dùng mũi để nhận biết mùi khói, mà là tụt lại phía sau.

Do những đặc điểm khác biệt như vậy, trong văn bản, biệt ngữ xã hội thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.

Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng với nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,… và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.

2. Lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội

– Trong giao tiếp, nên hạn chế sử dụng biệt ngữ xã hội.

– Khi viết, cần đặt biệt ngữ xã hội trong dấu ngoặc kép hoặc in nghiêng và có chú thích ý nghĩa của chúng.

– Biệt ngữ xã hội được sử dụng trong các tác phẩm văn chương nhằm miêu tả chân thực cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người nào đó trong xã hội.

II. Thực hành biệt ngữ xã hội

Bài tập 1 (SGK – Trang 16)

a. Biệt ngữ xã hội: “gà”.

Dấu hiệu nhận biết: biệt ngữ xã hội được đặt trong ngoặc kép và có nghĩa đặc biệt.

Cụ thể: từ “gà” chỉ những thiếu nhi được lựa chọn để huấn luyện tham gia một cuộc thi năng khiếu nào đó.

b. Biệt ngữ xã hội: “tủ”.

Dấu hiệu nhận biết: biệt ngữ xã hội được đặt trong dấu ngoặc kép và có nghĩa đặc biệt.

Cụ thể: từ “tủ” nghĩa là chỉ học, ổn một phần nội dung kiến thức nào đó với mong muốn để thi sẽ đúng vào phần kiến thức mình đã học.

Bài tập 2 (SGK – Trang 16)

– Tác giả phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn” vì đó là một biệt ngữ xã hội, chỉ dùng trong một tầng lớp riêng, nếu không giải thích thì người đọc sẽ thấy khó hiểu.

– Mục đích của việc dùng cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn” là tái hiện chân thực cuộc sống của những kẻ giang hồ thời trước cách mạng tháng Tám.

Bài tập 3 (SGK – Trang 16)

– Việc tác giả sử dụng các biệt ngữ xã hội trong các trường hợp trên nhằm tái hiện một cách chân thực cuộc sống, cách sinh hoạt, cách nói chuyện và những ám hiệu rất “đời” của tầng lớp xã hội mà tác giả muốn phản ánh.

– Khi đọc tác phẩm văn học, gặp các biệt ngữ xã hội, trước tiên cần tìm hiểu ý nghĩa của chúng để có thể hiểu được điều mà tác giả muốn thể hiện khi sử dụng biệt ngữ xã hội.

Bài tập 4 (SGK – Trang 17)

a. Biệt ngữ xã hội: “lầy” (từ chỉ tính cách thích trêu đùa, tạo tiếng cười cho bạn bè, người thân; chủ yếu được sử dụng trong giới trẻ).

Nhận xét: Việc sử dụng từ “lầy” cho thấy sự thân mật, trẻ trung trong cuộc trò chuyện giữa hai bố con.

b. Biệt ngữ xã hội: “hem” (nghĩa là “không”, chủ yếu được sử dụng trong giới trẻ).

Nhận xét: Việc sử dụng từ “hem” gợi sự dễ thương, vui vẻ của người nói; tạo không khí thân mật cho cuộc trò chuyện.

Qua bài học về Biệt ngữ xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức, các em học sinh không chỉ có cơ hội khám phá thêm những khía cạnh phong phú của ngôn ngữ mà còn hiểu rõ hơn về sự đa dạng trong giao tiếp của xã hội.

Việc nắm vững các kiến thức và kỹ năng giải bài tập liên quan sẽ giúp các em tự tin hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế và hiệu quả, góp phần xây dựng kỹ năng giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống.

Các em cũng đừng quên tham khảo các bài soạn văn lớp 8 khác trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy lớp 8 Tập 1 và Tập 2 để nâng cao kiến thức môn Ngữ Văn cũng như đạt điểm số cao hơn trên lớp nhé!

Link đọc thử và mua sách với giá ưu đãi: https://drive.google.com/file/d/1IW8jEFiXWUJSeF7YEEO0N8c3p_ChO1Gw/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 8 hàng đầu tại Việt Nam!

Tkbooks.vn

Share

Một suy nghĩ về “Biệt ngữ xã hội lớp 8 Kết nối tri thức – Kiến thức và giải bài tập trong SGK

  1. Pingback: Lập dàn ý và viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan của em

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *