Soạn thực hành Tiếng Việt từ ngữ địa phương lớp 8 trang 24

Soạn thực hành Tiếng Việt từ ngữ địa phương lớp 8 trang 20

Bài soạn thực hành Tiếng Việt từ ngữ địa phương lớp 8 trang 24 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ Việt Nam cũng như những nét đặc trưng văn hóa của các vùng miền.

Dưới đây là những kiến thức cơ bản về từ ngữ địa phương và giải thích các từ ngữ địa phương trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8.

Mời các em tham khảo!

I. Kiến thức cơ bản về từ ngữ địa phương

1. Khái niệm, đặc điểm

– Khái niệm: Từ địa phương là từ chỉ được dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

– Đặc điểm:

+ Từ địa phương có thể có hoặc không có từ toàn dân tương ứng.

+ Trong một số trường hợp, từ địa phương đồng âm với từ toàn dân nhưng nghĩa hoàn toàn khác. Ví dụ từ “mận” của vùng Nam Bộ chỉ quả doi của miền Bắc nước ta.

2. Lưu ý khi sử dụng từ địa phương

– Trong văn chương, điện ảnh, việc sử dụng từ ngữ địa phương giúp khắc họa nhân vật một cách chân thật, sinh động hơn, đồng thời tạo nên màu sắc địa phương cho tác phẩm.

– Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng từ địa phương trong giao tiếp vì có thể gây khó hiểu cho người nghe.

Một số lưu ý khi thực hành và sử dụng từ ngữ địa phương
Một số lưu ý khi thực hành và sử dụng từ ngữ địa phương

II. Bài soạn thực hành từ ngữ địa phương

1. Bài tập 1 (SGK – Trang 24)

Từ địa phương: vô (từ toàn dân tương ứng là vào).

Từ địa phương: ni (từ toàn dân tương ứng là này), cày xáo (từ toàn dân tương ứng là cày xới, nghĩa là cày đi cày lại cho đất nhuyễn ra).

Từ địa phương: chừ (từ toàn dân tương ứng là giờ).

Từ địa phương: chi (từ toàn dân tương ứng là gì).

Từ địa phương: má (từ toàn dân tương ứng là mẹ), gió chướng (từ toàn dân là gió mùa Đông Bắc).

Việc sử dụng các từ địa phương trên đã tạo nên màu sắc địa phương vùng Trung Bộ và Nam Bộ, khiến các tác phẩm văn học mang đậm hơi thở cuộc sống vùng miền.

2. Bài tập 2 (SGK – Trang 24)

– Việc sử dụng từ ngữ địa phương ở phần a và d là không phù hợp vì biên bản họp lớp và bản tường trình là các văn bản có tính khuôn mẫu, chuẩn mực cao. Cần sửa lại: giống => trồng, tui => tôi.

– Việc sử dụng từ ngữ địa phương ở phần b là phù hợp vì tác phẩm văn học đã phản ánh đúng thói quen phát âm của người dân ở một số vùng miền nước ta.

– Việc sử dụng từ ngữ địa phương ở phần c là phù hợp, góp phần tạo nên màu sắc Nam Bộ cho tác phẩm văn học.

3. Bài tập 3 (SGK – Trang 25)

– Các trường hợp a, c cần sự trang trọng nên người nói, người viết cần tránh sử dụng từ ngữ địa phương.

Trường hợp e cũng nên hạn chế sử dụng từ địa phương để tránh gây khó hiểu cho du khách ở nơi xa đến. Nếu dùng thì phải giải thích thêm, chuyển đổi sang từ ngữ toàn dân.

Hi vọng bài soạn thực hành Tiếng Việt từ ngữ địa phương lớp 8 trang 24 ở trên sẽ giúp học sinh lớp 8 hiểu sâu hơn về ngôn ngữ và mở ra một cánh cửa để khám phá và kết nối với những giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng miền.

Qua đó, các em không chỉ làm giàu thêm vốn từ vựng mà còn nuôi dưỡng tình yêu với tiếng mẹ đẻ, trân trọng những nét đẹp đa dạng và phong phú của ngôn ngữ Việt Nam.

Các em cũng đừng quên tham khảo các bài soạn văn lớp 8 khác trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy lớp 8 Tập 1 và Tập 2 để nâng cao kiến thức môn Ngữ Văn cũng như đạt điểm số cao hơn trên lớp nhé!

Link đọc thử và mua sách với giá ưu đãi: https://drive.google.com/file/d/1IW8jEFiXWUJSeF7YEEO0N8c3p_ChO1Gw/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 8 hàng đầu tại Việt Nam!

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *