Tiếng Anh liệu có được coi là thứ ngôn ngữ thứ hai của Người Việt?

Đây dường như là xu hướng của thời đại khi mà đất nước Việt Nam càng ngày càng phát triển. Để hòa nhập với thế giới dễ dàng và theo kịp bước tiến của nền khoa học 4.0 thì ngoại ngữ, cụ thể là Tiếng Anh chính là đòi hỏi thiết yếu.

>>> Bí kíp rèn luyện khả năng phản xạ tiếng anh

Đây vẫn là một câu hỏi gây nên rất nhiều tranh cãi trong dư luận!

Tiếng Anh hiện nay được xem là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất, được 67 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng làm ngôn ngữ chính thức và gần 70 quốc gia sử dụng làm ngôn ngữ thứ hai.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của các tổ chức quốc tế về chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, quân sự như Liên hiệp quốc, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái bình dương (APEC), Hiệp hội các nước Đông-Nam Á (ASEAN)…

Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các công bố khoa học công nghệ, là ngôn ngữ chính của thương mại… Ngôn ngữ này ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân trong thời đại toàn cầu hóa và Cách Mạng Công Nghiệp  4.0 hiện nay.

Nhìn chung ở nước ta gần đây tiếng Anh mới được chú trọng dạy và học hơn so với các ngoại ngữ khác.

Nhưng mà nước ta thì trình độ chung của người dân chưa thể đáp ứng được điều đó. Khi mà số lượng người biết tiếng Anh ở các thành phố thường cao hơn nhiều người ở nông thôn.

Không giống với tầng lớp trẻ tuổi có thể dễ dàng tiếp thu và học tập những ngôn ngữ mới thì ở các miền quê, nơi tập trung lực lượng lao động chính lại thường là những người trung niên, lớn tuổi. Bọn họ rất khó để tiếp nhận việc Tiếng Anh được coi như là một ngôn ngữ thứ hai và được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Chưa kể, việc phải học tập ở độ tuổi như vậy là không hề dễ dàng, tiền bạc và thời gian bỏ ra sẽ nhiều hơn người trẻ tuổi mà hiệu quả mang lại chưa chắc đã khả quan.

Nhà nước và Chính phủ sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí vô cùng lớn để phổ cập tiếng Anh tới người dân. Cẩn không ít những thay đổi trong chính sách của Việt Nam hiện tại để thích nghi với điều này. Vậy, nền kinh tế xã hội đang phát triển của chúng ta liệu có bị tác động?

Với những quan tâm nêu trên, để thực sự đưa được tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai ở nước ta thì cần có sự quyết tâm rất lớn vì sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam trước đòi hỏi của thời đại.

Một đề án như vậy phải xác định được mục tiêu rõ ràng đến lúc nào và đạt được chuẩn mực nào thì tiếng Anh có thể được công nhận chính thức là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam.

Đề án đó phải xác được lộ trình cụ thể không chỉ cho việc đào tạo và sử dụng tiếng Anh mà cũng cần xác định lộ trình cho việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cần thiết..

Xem thêm: 

TkBooks

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *