Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu yêu cầu và cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).

Link đọc lại: https://mcbooks.vn/viet-bai-van-nghi-luan-ve-mot-van-de-trong-doi-song/

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu yêu cầu và cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối).

Mời các em tham khảo!

I. Yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

– Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề.

– Trình bày rõ ràng ý kiến về một quan niệm, một cách hiểu khác.

– Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.

– Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

+ Thân bài:

  • Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.
  • Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).
  • Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).

+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) cần Trình bày rõ ràng ý kiến về một quan niệm, một cách hiểu khác.
Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) cần trình bày rõ ràng ý kiến về một quan niệm, một cách hiểu khác

II. Phân tích bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) tham khảo

Việc lớn, việc nhỏ
1 Mở bài – Nêu vấn đề nghị luận: Tôi chỉ làm việc lớn, việc nhỏ là vô nghĩa, tôi không thích làm.
– Thể hiện ý kiến không đồng tình với quan niệm: Theo tôi, câu nói đó đã bộc lộ một quan điểm thật khó chấp nhận.
2 Thân bài Ý 1: Lí lẽ bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ nhất: Việc lớn là việc ai cũng phải làm không thể lấy cớ này để né tránh việc nhỏ. – Lí lẽ: Việc lớn có thể hiểu là những việc hệ trọng, đòi hỏi người ta phải dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ…để giải quyết; Trên từng bước trưởng thành, những việc lớn luôn chờ đợi chúng ta.

– Bằng chứng: Đối với học sinh… Trên bước trưởng thành…

Ý 2: Lí lẽ, bằng chứng thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ hai: Đây là biểu hiện của thái độ thiếu trách nhiệm với gia đình, tập thể, là cách biện minh cho sự biếng nhác. – Lí lẽ: việc nhỏ là việc ngỡ như rất tầm thường nhưng không thể không làm; Nếu người nào cũng cho rằng mình sinh ra chỉ để làm việc lớn thì những việc nhỏ kia sẽ đùn đẩy cho ai?

– Bằng chứng: quét dọn nhà cửa, cọ rửa ấm chén, lau chùi bàn ghế…dọn vệ sinh lớp học, trồng cây….con cái không tranh thủ đô đần, bố mẹ phải nai lưng ra làm hết các việc sau khi đã bận rộn cả ngày ở cơ quan…. mình chừa việc thì bạn khác phải gánh vác.

Ý 3: Sử dụng lí lẽ, bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ ba: Việc nhỏ nhưng ý nghĩa, tác động của nó không hề nhỏ. – Lí lẽ: không thể đánh đồng những trò tầm thường đó với những việc nhỏ mà ý nghĩa lớn lao.

– Bằng chứng: Câu chuyện của ông Ni-mô-mi-gia (Ninomiya) – doanh nhân người Nhật cứ mỗi sáng chủ nhật đến bờ hồ nhặt rác. Việc làm của ông có sức lan tỏa đến những người xung quanh.

3 Kết bài Tác động không tốt của quan niệm – Quan niệm này hoàn toàn không đúng.

– Nó làm lệch lạc trong nhận thức; cản trở sự phát triển của mỗi người.

– Lời khuyên.

III. Các bước thực hành viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

1. Chuẩn bị

1.1. Lựa chọn để tài:

– Đề tài có thể được định sẵn hoặc do người viết được lựa chọn.

– Để bài thuộc nhóm bài này thường là dạng để nêu rõ vấn đề nghị luận còn một số mặt tiêu cực, bất ổn và yêu cầu nêu suy nghĩ cá nhân.

Ví dụ:

– Suy nghĩ của em về vấn đề: Có thể bỏ qua một số môn chỉ nên học môn mình yêu thích.

– Có ý kiến cho rằng: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Ý kiến của em thế nào?

– Lựa chọn đề tài: Vấn đề gì của đời sống được nêu lên để bàn luận?

1.2. Tìm ý:

Ví dụ: Suy nghĩ của em về vấn đề: Có thể bỏ qua một số môn chỉ nên học môn mình yêu thích.

Câu hỏi Định hướng trả lời Ví dụ
Vấn đề gì cần bàn luận ở bài viết: Quan điểm của người viết ở đây là gì? – Nêu rõ ràng vấn đề đời sống cần bàn luận.

– Thể hiện thái độ phản đối.

– Vấn đề: Có thể bỏ qua một số môn học chỉ nên học những môn mình yêu thích.

– Thái độ: không thể nào chấp nhận được việc coi nhẹ các môn khác của một số bạn học sinh.

– Thực chất của ý kiến, của quan niệm ấy là gì? Tại sao lại không chấp nhận quan niệm đó? Những lí lẽ và bằng chứng chứng tỏ sự phản đổi là có cơ sở? Thực chất của ý kiến, quan điểm ấy.

– Lí lẽ, dẫn chứng phải lấy từ thực tế cuộc sống, phải mang tính phổ quát, tiêu biểu, xác đáng.

– Thực chất của quan điểm này là do sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin và xu hướng của thời đại. Đây là thực trạng xuất hiện phổ biến hiện nay.

– Không đồng ý vì: Mỗi môn học đều có những ưu điểm riêng, góp phần hoàn thiện nhân cách của con người.

– Dẫn chứng: môn học: Môn Toán- Môn Ngữ Văn; Kĩ năng: tính toán – kĩ năng giao tiếp xã hội.

Bài học rút ra từ vấn đề bàn luận là gì? – Bài học ứng xử

– Bài học hành động

– Mở rộng liên hệ thêm

– Cần thay đổi quan điểm, cần có nhận thức đúng đắn. Mỗi người cần có sự thay đổi tích cực.

1.3. Lập dàn ý

Cấu trúc Nội dung

Mở bài

Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cẩn bàn luận

– Hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận
– Ý kiến phản đối của người viết về hiện tượng (vấn đề) đó.
Thân bài + Ý 1 : Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận. Lí lẽ

 

Bằng chứng

 

+ Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến. Lí lẽ

 

Bằng chứng

 

+ Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống. Lí lẽ

 

Bằng chứng

 

Kết bài – Khẳng định lại ý kiến của bản thân: ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
– Mở rộng (nếu có).

2. Viết bài

– Bám sát dàn ý để viết bài.

– Khi viết bài, cần chú ý:

+ Có thể mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp.

+ Mỗi ý trong bài phải trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

3. Chỉnh sửa bài viết

Đọc lại bài biết, rà soát từng phần, từng đoạn để chỉnh sửa theo gợi ý.

Bảng kiểm bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối)

Các phần của bài viết Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
Mở bài Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
Nếu được ý kiến phản đối về vấn đề cần bàn luận.
Thân bài Nếu được thực chất của ý kiến, quan niệm cần bàn luận.
Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ, làm rõ ý kiến phản đối.
Nêu được bằng chứng đa dạng, thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.
Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí.
Nếu được ý nghĩa của việc phản đối ý kiến trái ngược về vấn đề.
Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí.
Nêu được ý nghĩa của việc phản đối ý kiến trái ngược về vấn đề.
Kết bài Khẳng định lại ý kiến của mình.
Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.

IV. Bài văn nghị luận mẫu về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

Chủ đề: Văn chương có còn cần trong cuộc sống hiện nay

Từ xưa đến nay, môn văn luôn chiếm một vị trí rất quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp đời sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn, giúp cách ứng xử của ta được văn hoá hơn. Vậy mà mới bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI, vị thế của môn Ngữ văn trong các trường học đã bị suy giảm một cách rõ rệt. Nhiều phụ huynh học sinh cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, các quốc gia, dân tộc đang cố gắng phát triển để hội nhập với toàn thế giới. Chính vì thế mà các phụ huynh có xu hướng cho con theo học những môn học có tính ứng dụng cao như: Toán, Lí, Hoá, Ngoại ngữ, Tin học mà không còn quan tâm nhiều đến môn Ngữ văn. Là một học sinh đang cắp sách đến trường, tôi rất không đồng tình với hiện tượng này.

Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, môn học về văn chương còn chiếm một vị trí rất quan trọng. Đó là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi dưới thời phong kiến. Đã có rất nhiều người thành đạt trên con đường văn chương khoa cử như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn…

Trong xã hội ngày nay, việc học văn càng có ý nghĩa quan trọng. Văn chương giống như một bức tranh rộng lớn đầy màu sắc, phản ánh hiện thực của cuộc sống trong mọi lĩnh vực, mọi thời đại. Đến với văn chương, tìm hiểu về văn chương, ta sẽ có thêm rất nhiều hiểu biết về cuộc sống, xã hội, con người. Chẳng hạn đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy bức tranh xã hội phong kiến thời xưa, một xã hội đầy rẫy những bất công đen tối. Hay đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta thấy số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ…

Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Văn chương trau dồi lời ăn tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày sao cho đẹp và ý nhị hơn.

Mỗi một môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của mình. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, khiến cho các cung bậc tình cảm trong trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương. Chẳng hạn sau khi đọc xong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta cảm thấy xót thương cho số phận của nàng Kiểu đồng thời cũng cảm thấy căm phẫn trước xã hội phong kiến thối nát. Hay đọc Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta cảm thấy xót thương, cảm thông cho số phận của người phụ nữ xưa và căm ghét lễ giáo phong kiến bất công, hà khắc. Và từ đó, văn chương sẽ làm cho tâm hồn của mỗi người sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn, tinh tế, phong phú hơn.

Như vậy, văn chương là không thể thiếu trong cuộc sống xưa và nay. Thế mà trong xã hội ngày nay, việc học văn đang bị xem nhẹ. Thử hỏi nếu một ngày nào đó, văn chương dần dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ ra sao? Cuộc sống của chúng ta sẽ buồn tẻ, nhàm chán và khô khan, hạn hẹp đến thế nào?

Chẳng hạn: một bạn nói tiếng Anh như gió, giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt thì ấp úng, từ ngữ sử dụng trong khi giao tiếp thiếu chính xác. Vì sao lại như vậy? Vì bạn không có vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không phong phú.

Không những thế, nếu thiếu văn chương thì đời sống tình cảm của bạn cũng nghèo nàn, kém sâu sắc. Trong xã hội hiện nay có rất nhiều bạn ngồi chat với bạn mình hàng tiếng đồng hồ nhưng không thể viết được một bức thư cho người thân, đơn giản chỉ vì các bạn không có cảm xúc, vốn từ kém phong phú. Chúng ta cũng phải công nhận một điều, các môn học có tính ứng dụng cao như: Toán, Lí, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ là rất quan trọng trong xã hội hiện nay nhưng không phải vì thế mà chúng ta coi thường môn Ngữ văn.

Nếu học tốt văn là bạn đã có một trợ thủ đắc lực cho các môn học khác đấy! Chẳng hạn, khi học tin học để soạn thảo văn bản nhanh, đúng, bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ văn, học tốt phần Tiếng Việt, Làm văn trong nhà trường…

Như vậy văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống. Văn chương giúp con người rất nhiều trong mọi lĩnh vực. Vì vậy bạn đừng xem nhẹ môn Ngữ văn. Đừng suy nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ văn là không cần thiết trong xã hội hiện nay.

(Bài làm của học sinh)

Kiến thức về viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) được trình bày rất chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2.

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1Hx8QMXVh5uX2vHviulu31y6kUeI9MC9P/view

Để học tốt tiếng kiến thức lớp 7, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách lớp 7 khác của TKbooks về các môn Toán, Tiếng Anh nữa nhé!

TKbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 7 hàng đầu tại Việt Nam.

TKbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *