Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 7 là một bài thực hành nói quan trọng trên lớp nên các em cần chuẩn bị kỹ để có một tiết học hiệu quả và vui vẻ.
Trong bài viết này, Tkbooks sẽ hướng dẫn các em cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống một cách cực kỳ chi tiết.
Mời các em tham khảo!
I. Các bước trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
1. Yêu cầu của bài trình bày:
Xác định mục đích nói, người nghe
– Mục đích nói: Trình bày để người nghe hiểu đúng bản chất, thấy được ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống, từ đó lựa chọn thái độ, cách ứng xử phù hợp.
– Người nghe: Thầy cô giáo, các bạn học sinh trong lớp và những người quan tâm đến hiện tượng (vấn đề) được trao đổi.
2. Các bước trình bày
Bước 1: Trước khi nói
Xác định thông tin trước khi nói
– Đề tài: Một vấn đề trong đời sống thể hiện ý kiến tán thành hoặc phản đối.
– Mục đích: Thuyết phục người nghe về ý kiến được trình bày. Trước sự phản bác của người nghe, cần bảo vệ nếu đủ cơ sở khẳng định ý kiến của mình là đúng, điều chỉnh nếu thấy ý kiến của mình chưa thỏa đáng.
– Không gian: Lớp học
– Người nghe: Thầy cô, các bạn trong lớp
– Thời lượng: 5-7 phút
– Chuẩn bị nội dung nói theo phiếu chuẩn bị sau:
– Tập luyện:
+ Tập luyện một mình
+ Tập luyện theo nhóm. Các thành viên luân phiên nhau nói, nghe và góp ý cho nhau để rút kinh nghiệm.
Bước 2: Trình bày bài nói
– Đối với người nói: Trình bày trước lớp vấn đề mình cần trình bày một cách rõ ràng; bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe bằng các lí lẽ, bằng chứng làm rõ tính đúng đắn của ý kiến trình bày.
– Đối với người nghe: Tập trung lắng nghe và ghi chép các ý cơ bản của bài nói, đối chiếu với sự chuẩn bị của mình để thấy những chỗ tương đồng và những chỗ khác biệt trong ý kiến. Ghi nhanh ý kiến trao đổi và trao đổi một cách ngắn gọn, rõ ràng bằng những câu khẳng định hoặc câu hỏi.
- Lưu ý khi nói:
– Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói phù hợp (không nói to hay nhỏ quá; không nói nhanh hay chậm quá; lên giọng, xuống giọng ở những chỗ cần thiết.
– Giọng nói truyền cảm, cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ.
– Sử dụng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp thể hiện sự tương tác với người nghe.
Bước 3: Sau khi nói
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nói và nghe tự kiểm tra đánh giá bài nói của mình theo bảng kiểm và rubics sau:
II. Bài trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống tham khảo
Chủ đề: Trình bày ý kiến phản đối về vấn đề: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
Thứ tự trình bày | Nội dung nói | Dự kiến minh họa |
Mở đầu | Xin kính chào thầy/ cô giáo, chào tất cả các bạn trong cuộc thảo luận hôm nay! Tôi là Phương Thảo, thành viên của tổ 1.
– Trường học là nơi học tập rèn luyện gắn bó với mỗi học sinh hằng ngày. Để ngôi trường xanh sạch, những cô lao công đã cẩn thận dọn dẹp và nhiều bạn cho rằng đó là việc riêng của các cô, chẳng liên quan đến mình. Trước ý kiến đó mình hoàn toàn phản đối. |
Hình ảnh sân trường, lớp học chưa sạch sẽ |
Phần nội dung | – Thứ nhất là việc vệ sinh trường học là công việc dung của các cô lao công nhưng cũng là việc của bất học sinh nào được học tập trong nhà trường. Ngôi trường không tự nhiên mà sạch đẹp, cái đẹp ấy được tạo nên từ ý thức gìn giữ của mỗi người. Muốn lớp học thông thoáng, các bạn phải biết quét dọn, đồ rác đúng nơi; muốn ngăn bàn, cửa lớp sạch sẽ, mỗi bạn không được viết vẽ bậy; muốn sân trường rộng rãi, xanh tươi, mỗi bạn không được vô ý ném đồ ăn thức uống thừa xuống không đúng nơi quy định. | Giọng rõ ràng, rành mạch
Hình ảnh học sinh tham gia vệ sinh lớp học |
– Thứ hai là người lao công sẽ chẳng thể nào dọn dẹp xuể khi học sinh cứ bày bừa, xả rác bừa bãi, Công việc của người lao công theo giờ quy định, với sức người với thời gian làm việc giới hạn. Với hàng nghìn học sinh đến trường mỗi ngày, chẳng người lao công nào có thể chạy theo để dọn dẹp rác các bạn vừa xả. Vì vậy bất kì học sinh nào đến trường cũng đều có nghĩa vụ chung tay góp sức cùng dọn dẹp trường lớp. | Hình ảnh người lao công làm việc vất vả | |
– Thứ ba, việc dọn dẹp vệ sinh trường lớp là việc nhỏ góp phần hình thành ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tập thể mà mỗi học sinh cần rèn giũa. Từ việc gìn giữ bàn ghế mình ngồi, trường lớp mình học tập, học sinh sẽ hình thành được thói quen, hành vi tốt trong việc bảo vệ, gìn giữ môi trường chung. | Hình ảnh học sinh tham gia vệ sinh nơi công cộng: bãi biển, công viên | |
Phần kết thúc | Việc dọn dẹp, vệ sinh trường lớp không khó, và mỗi học sinh hoàn toàn có thể thực hiện tốt. Các bạn hãy cùng chung tay góp sức để đảm bảo vệ sinh trường lớp, cùng những người lao công để góp phần tạo nên môi trường học tập lành mạnh nhé! | Giọng kiên quyết, dứt khoát |
Lời cảm ơn
Phần trao đổi bày tỏ ý kiến của mình đã hết rồi! Cảm ơn cô và các bạn đã chăm chú lắng nghe. Và mình rất mong các bạn cũng chia sẻ thêm để mình cùng học hỏi nhé! |
Giọng tình cảm |
Cách làm bài trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 7 được trình bày rất chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2.
Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1Hx8QMXVh5uX2vHviulu31y6kUeI9MC9P/view
Để học tốt tiếng kiến thức lớp 7, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách lớp 7 khác của TKbooks về các môn Toán, Tiếng Anh nữa nhé!
TKbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 7 hàng đầu tại Việt Nam.