Bài viết “Trạng ngữ là gì? Chức năng của trạng ngữ kèm ví dụ cụ thể dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức về trạng ngữ, từ đó cải thiện kỹ năng viết văn cũng như hiểu rõ ngữ pháp tiếng Việt hơn.
Mời các em tham khảo!
I. Lý thuyết về trạng ngữ
1. Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
– Trạng ngữ là thành phần phụ, có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu, có nội dung:
- Chỉ thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu:
Ví dụ: Tuần sau, chúng ta sẽ đi du lịch.
- Chỉ nơi chốn, địa điểm diễn ra sự việc được nói đến trong câu:
Ví dụ: Hàng triệu vì sao đang tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời.
- Chỉ mục đích của sự việc được nói đến trong câu:
Ví dụ: Để đạt danh hiệu học sinh giỏi, chúng ta phải cố gắng rất nhiều.
- Chỉ phương tiện/ cách thức của đối tượng hoặc sự việc được nói đến trong câu:
Ví dụ: Nhờ áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy, tôi đã ôn bài rất nhanh chóng và hiệu quả.
- Chỉ nguyên nhân của sự việc được nói đến trong câu:
Ví dụ: Vì ốm, tôi phải hủy chuyến bay đi Sài Gòn.
– Để thêm trạng ngữ cho câu, trả lời cho các câu hỏi sau:
- Khi nào? = Thêm trạng ngữ chỉ thời gian.
- Ở đâu? = Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- Để làm gì? Nhằm mục đích gì? = Thêm trạng ngữ chỉ mục đích.
- Bằng cái gì? Bằng cách nào? = Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức.
- Vì sao? Do đâu? = Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
2. Chức năng và vai trò của trạng ngữ
2.1. Chức năng ngữ pháp
Là thành phần phụ của câu
2.2. Vai trò
+ Bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… cho sự việc được nói tới trong câu, góp phần làm cho nghĩa của câu thêm đầy đủ.
+ Nối kết các câu, đoạn với nhau, góp phần giúp cho đoạn văn, bài văn được logic, mạch lạc.
3. Các loại trạng ngữ:
Trạng ngữ chỉ | Trả lời cho câu hỏi | Ví dụ |
Thời gian | Khi nào? | Từ nhỏ, tôi đã mê những bông hoa xoan tím nở rộ, bay tím cả góc trời mỗi độ tháng ba. |
Nơi chốn | Ở đâu? | Chính ở đây, đêm mới thực sự là đêm…..
Dưới bầu trời lác đác sao sa, ta nhận ra bằng thính giác giữa không gian đêm những tiếng le de triển miền vọng lại từ khắp các hang dế phía đồng. |
Nguyên nhân | Vì sao? | Vì rét, những cây bàng rụng hết lá. |
Mục đích | Để làm gì? | Để đạt học sinh giỏi, Nam đã chăm chỉ học tập. |
Phương tiện | Bằng cái gì? | Bằng khứu giác, ta nhận ra hơi đất ngai ngái lạ Phương tiện Bằng cái giả nhận ra cái ngan ngát khi mỗi làn gió thoảng qua | mang hương bưởi nhè nhẹ thả vào không gian. |
Cách thức | Bằng cách nào? | Rời xa những con phố rực rỡ ánh đèn, xa cái nhìn nhịp náo nức chốn phồn hoa đô hội, ta dưa hàn mình lãng đãng với đêm cuối xuân trên những miền quê yên ả thanh bình. |
3. Vị trí của trạng ngữ trong câu
– Đứng ở đầu câu;
– Đứng ở giữa câu;
– Đứng ở cuối câu.
4. Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ
– Thường ngăn cách với các chủ ngữ, vị ngữ bởi dấu phẩy.
– Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho cả cấu chứ không phải cho một thành phần nào đó trong câu.
– Hầu hết trạng ngữ có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu.
5. Một số điểm cần lưu ý:
– Trạng ngữ tuy là thành phần phụ của câu, nhưng có tác dụng bổ sung cho sự việc được nói đến trong câu và có giá trị thông tin nhất định. Do đó nhiều trường hợp trạng ngữ không thể vắng mặt.
– Để nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc bộc lộ cảm xúc,… ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là các trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng như vậy có giá trị:
+ Nhấn mạnh, cụ thể hóa nội dung của câu;
+ Đặc tả trạng thái tâm lí – cảm xúc;
+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.
III. Làm bài tập thực hành về trạng ngữ
Bài 1 (SGK, Tr: 56)
- Cách thực hiện
– Bước 1: Đọc kĩ câu văn, áp dụng kiến thức về đặc điểm của trạng ngữ, nhận diện trạng ngữ được sử dụng trong các câu văn.
– Bước 2: Chỉ ra chức năng của các trạng ngữ vừa tìm được.
- Gợi ý
Câu | Trạng ngữ | Chức năng |
a | Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ | Nêu thông tin về thời gian |
b | Giờ đây | Nêu thông tin về thời gian |
c | Dù có ý định tốt đẹp | Nêu thông tin về điều kiện |
Bài tập 2 (SGK, tr:57)
- Gợi ý
Câu | Trạng ngữ | Kết luận |
a | Cùng với câu này | Nếu lược bỏ trạng ngữ thông tin trong câu mang tính chất chung chung, không gắn với điều kiện cụ thể. |
b | trên đời | Nếu lược bỏ trạng ngữ câu sẽ mất đi tính phổ quát, điều muốn nhấn mạnh trong câu không còn nữa. |
c | trong thâm tâm | Nếu lược bỏ trạng ngữ, người đọc sẽ không biết được điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu. |
Bài tập 3: (SGK, tr: 57)
- Cách thực hiện
– Bước 1: Đọc kĩ câu văn, hiểu nội dung của câu.
– Bước 2: Bổ sung trạng ngữ phù hợp với nội dung của câu văn.
- Gợi ý
Câu văn | Trạng ngữ dự kiến sẽ sử dụng |
a. Hoa đã bắt đầu nở | Trạng ngữ chỉ thời gian: Đầu tháng Giêng, hoa đã bắt đầu nở |
Trạng ngữ chỉ địa điểm: Trong công viên, hoa đã bắt đầu nở. | |
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Nhờ thời tiết ấm lên, hoa đã bắt đầu nở | |
b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. | Nghỉ hè, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. |
c. Mẹ rất lo lắng cho tôi. | Mỗi khi đi công tác, mẹ rất lo lắng cho tôi. |
Khi tôi bị ốm, mẹ rất lo lắng cho tôi. |
Hy vọng bài viết Trạng ngữ là gì? Chức năng của trạng ngữ kèm ví dụ cụ thể ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trạng ngữ, chức năng và vai trò của trạng ngữ.
Kiến thức về trạng từ ở trên đều có sẵn và được trình bày rất chi tiết, trực quan trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy lớp 6. Các em hãy mua sách để hỗ trợ thêm cho hành trình học môn Ngữ Văn của mình nhé!
Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 6 hàng đầu tại Việt Nam!