Sản phẩm STEM Toán Tiểu học lớp 1, 2, 3, 4, 5 và giáo án chi tiết cho từng lớp

Sản phẩm STEM Toán Tiểu học lớp 1, 2, 3, 4, 5 và giáo án chi tiết cho từng lớp

Bài viết “Sản phẩm STEM Toán Tiểu học lớp 1, 2, 3, 4, 5 và giáo án chi tiết cho từng lớp” dưới đây là tài liệu cực kỳ hữu ích dành cho giáo viên cấp Tiểu học cũng như phụ huynh và các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.

Mỗi bài học không chỉ giúp học sinh khám phá kiến thức Toán học một cách sinh động qua các hoạt động tạo hình, thủ công, mà còn phát triển toàn diện các năng lực như tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và giải quyết vấn đề. Bài viết này sẽ giới thiệu cụ thể các giáo án STEM Toán cho từng lớp cùng các hoạt động minh họa chi tiết, mang đến cho giáo viên và học sinh những tiết học hấp dẫn, hiệu quả và đầy cảm hứng.

Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo!

📊 STEM Toán lớp 1

📖 Giáo án STEM Toán 1

🔰 Bài 1 – Trải nghiệm cùng khay 10 học Toán

1. Môn học chủ đạo và môn học tích hợp

  • Môn học chủ đạo: Toán
  • Môn học tích hợp: Mĩ thuật

2. Yêu cầu cần đạt

+ Môn Toán

  • Đếm và đọc được các số trong phạm vi 10.
  • Viết được các số từ 0 đến 10.
  • Hiểu và sử dụng được khái niệm “10 đơn vị” thông qua trực quan.

+ Mĩ thuật

  • Biết thực hiện một số thao tác tạo hình: gấp, vẽ, cắt, dán.
  • Phối hợp các kỹ năng để tạo nên sản phẩm khay 10 học Toán.
  • Biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm và chia sẻ mục đích sử dụng sản phẩm.
Các sản phẩm STEM Toán Tiểu học được sáng tạo và ứng dụng để học sinh tiếp cận với môn Toán một cách sinh động và dễ hiểu hơn
Các sản phẩm STEM Toán Tiểu học được sáng tạo và ứng dụng để học sinh tiếp cận với môn Toán một cách sinh động và dễ hiểu hơn

3. Mô tả bài học

  • Học sinh sẽ được khám phá và trải nghiệm quy trình làm khay 10 học Toán bằng các vật liệu đơn giản như giấy, bìa cứng, màu vẽ,…
  • Trong quá trình thực hiện, học sinh thực hành đếm, đọc, viết số trong phạm vi 10.
  • Tích hợp hoạt động tạo hình giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kỹ năng thủ công.
  • Sau khi hoàn thành, học sinh trưng bày sản phẩm, giới thiệu công dụng khay 10 trong việc học số và đếm.

4. Gợi ý thời điểm tổ chức (tích hợp thay thế bài học SGK)

Bộ sách Bài học có thể thay thế hoặc tích hợp
Kết nối tri thức Bài 2: Các số 6, 7, 8, 9, 10 (tiết 2,3)
Chân trời sáng tạo Bài 17: Số 10 (tiết 2,3)
Cánh diều Bài 8: Luyện tập – Các số từ 0 đến 10

Lưu ý: Bài STEM có thể thay thế hoàn toàn các tiết học trên hoặc lồng ghép trong phần luyện tập/thực hành nhằm tăng tính trực quan và hấp dẫn cho học sinh.

5. Định hướng năng lực phát triển

  • Năng lực toán học: Nhận biết, đếm, đọc và viết số.
  • Năng lực thẩm mĩ – sáng tạo: Tạo hình khay học số sáng tạo.
  • Năng lực hợp tác, giao tiếp: Làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, trình bày sản phẩm.

🔰 Bài 2 – Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10

1. Môn học chủ đạo và môn học tích hợp

  • Môn học chủ đạo: Toán
  • Môn học tích hợp: Mĩ thuật

2. Yêu cầu cần đạt

+ Môn Toán

  • Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
  • So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật
  • Biết sử dụng các dấu =, >, < để biểu thị mối quan hệ giữa hai số trong phạm vi 10.

+ Mĩ thuật

  • Hiểu được quy trình và thao tác cơ bản để tạo ra sản phẩm (dụng cụ so sánh số).
  • Vận dụng một số kỹ năng tạo hình như cắt, dán, vẽ để làm sản phẩm.
  • Biết trưng bày và thuyết trình sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

3. Mô tả bài học

  • Học sinh sẽ được hướng dẫn làm dụng cụ so sánh số (có thể là dạng thăng bằng, cân đối hoặc bảng biểu trực quan).
  • Qua quá trình tạo sản phẩm, học sinh được luyện tập so sánh số lượng đồ vật, sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn”, “bằng nhau”, đồng thời thực hành gắn dấu =, >, < tương ứng.
  • Việc lồng ghép kỹ năng thủ công giúp học sinh hứng thú hơn, rèn luyện tính tỉ mỉ, sáng tạo.
  • Sau khi hoàn thành, học sinh giới thiệu sản phẩm, nêu cách sử dụng và áp dụng vào các tình huống thực tiễn.

4. Gợi ý thời điểm tổ chức (tích hợp thay thế bài học SGK)

Bộ sách Bài học có thể thay thế hoặc tích hợp
Kết nối tri thức Bài 4: So sánh số trong phạm vi 10
Chân trời sáng tạo Tiết 2, 3 trong bài So sánh số (dạy thay thế/lồng ghép)
Cánh diều Bài 11: Luyện tập – Các dấu =, >, <

Bài STEM này có thể thay thế hoàn toàn một số tiết dạy hoặc được tổ chức như một tiết học ứng dụng, kết hợp kiến thức Toán và kĩ năng Mĩ thuật.

5. Định hướng năng lực phát triển

  • Năng lực toán học: Nhận biết, so sánh số lượng và sử dụng dấu phù hợp.
  • Năng lực thẩm mĩ – sáng tạo: Thiết kế, trang trí dụng cụ so sánh.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, chia sẻ suy nghĩ.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Ứng dụng dụng cụ vào tình huống thực tế để so sánh số lượng.

🔰 Bài 3 – Thực hành cùng thẻ học Toán

1. Môn học chủ đạo và môn học tích hợp

  • Môn học chủ đạo: Toán
  • Môn học tích hợp: Mĩ thuật

2. Yêu cầu cần đạt

+ Môn Toán

  • Đếm, đọc và viết đúng các số trong phạm vi 10.
  • So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 10.
  • Ôn tập, củng cố kiến thức đã học một cách trực quan, sinh động qua bộ thẻ học.

+ Mĩ thuật

  • Hiểu và thực hiện được các thao tác thủ công cơ bản như gấp, vẽ, tô màu, cắt, dán.
  • Phối hợp kỹ năng tạo hình để tự làm ra bộ thẻ học Toán.
  • Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ mục đích sử dụng sản phẩm.

3. Mô tả bài học

  • Học sinh được hướng dẫn làm bộ thẻ học Toán với các số từ 0 đến 10.
  • Thẻ học có thể là thẻ số, thẻ chấm tròn, thẻ biểu tượng,… phục vụ cho việc đếm, so sánh và xếp thứ tự.
  • Trong quá trình tạo thẻ, học sinh rèn luyện khả năng đọc – viết số, so sánh số và sắp xếp số đúng thứ tự.
  • Qua hoạt động làm thẻ, học sinh phát triển tư duy trực quan, sáng tạo và hứng thú học tập.
  • Sau khi hoàn thành, học sinh thực hành sử dụng thẻ, chơi trò chơi học tập, giới thiệu sản phẩm của mình với bạn bè.

4. Gợi ý thời điểm tổ chức (tích hợp thay thế bài học SGK)

Bộ sách Bài học có thể thay thế hoặc tích hợp

Kết nối tri thức Bài 6: Luyện tập chung – Tiết 3, 4
Chân trời sáng tạo Bài “Em ôn lại những gì đã học”
Cánh diều Bài “Em học được những gì” – phần ôn tập các số trong phạm vi 10

Bài STEM có thể thay thế hoàn toàn các tiết ôn tập, hoặc tổ chức như một hoạt động tăng cường/tổng kết sau khi học xong các số trong phạm vi 10.

5. Định hướng năng lực phát triển

  • Năng lực toán học: Ghi nhớ, nhận diện, đọc – viết – so sánh và sắp xếp số trong phạm vi 10.
  • Năng lực thẩm mỹ – sáng tạo: Thiết kế, trình bày thẻ học đẹp mắt, sáng tạo.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ sản phẩm, thảo luận nhóm, chơi trò chơi với thẻ học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Sử dụng thẻ học linh hoạt trong các hoạt động học tập, trò chơi vận dụng.

🔰 Bài 4 – Thực hành trang trí lớp học bằng các hình hình học

1. Môn học chủ đạo và môn học tích hợp

  • Môn học chủ đạo: Toán
  • Môn học tích hợp: Mĩ thuật

2. Yêu cầu cần đạt

+ Môn Toán

  • Nhận biết được các hình cơ bản: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
  • Có biểu tượng ban đầu về các hình qua đồ vật thực tế, hình ảnh, đồ dùng học tập.
  • Phân biệt và gọi đúng tên các hình học đơn giản.

+ Mĩ thuật

  • Hiểu được quy trình tạo ra sản phẩm từ các hình hình học.
  • Phối hợp kỹ năng vẽ, cắt, dán, xếp hình, tạo hình để làm đồ trang trí lớp học.
  • Trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng (làm đẹp lớp học, tạo không gian học tập vui nhộn…).

3. Mô tả bài học

  • Học sinh quan sát, nhận diện các hình học quen thuộc xung quanh (hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật).
  • Thực hành cắt, dán các hình đã học để tạo ra các sản phẩm trang trí lớp học như: cờ đuôi nheo, mặt trời, ngôi nhà, cây xanh, khung ảnh, biển tên…
  • Qua hoạt động thủ công – tạo hình, học sinh vận dụng được kiến thức toán học vào đời sống, đồng thời rèn luyện tính sáng tạo, kiên trì.
  • Sản phẩm hoàn thành được trưng bày trong lớp học nhằm tăng sự kết nối giữa học sinh và môi trường học tập.

4. Gợi ý thời điểm tổ chức (tích hợp thay thế bài học SGK)

Bộ sách Bài học có thể thay thế hoặc tích hợp

Kết nối tri thức Bài “Thực hành lắp ghép, xếp hình” (Tiết 1, 2 – Môn Toán)
Chân trời sáng tạo Bài “Xếp hình”
Cánh diều Bài 8: “Thực hành lắp ghép, xếp hình” – Môn Toán

Bài học STEM này có thể thay thế hoàn toàn các tiết thực hành về hình học, hoặc được tổ chức như một hoạt động mở rộng, ứng dụng sáng tạo sau khi học xong các hình hình học.

5. Định hướng năng lực phát triển

  • Năng lực toán học: Nhận biết, phân biệt, gọi đúng tên các hình hình học cơ bản.
  • Năng lực thẩm mỹ – sáng tạo: Thiết kế, tạo hình, phối màu để làm sản phẩm trang trí.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, giới thiệu sản phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng linh hoạt hình học trong thiết kế không gian lớp học.

🔰 Bài 5 – Dụng cụ tính cộng, tính trừ

1. Môn học chủ đạo và môn học tích hợp

  • Môn học chủ đạo: Toán
  • Môn học tích hợp: Mĩ thuật

2. Yêu cầu cần đạt

+ Môn Toán

  • Thực hiện được phép cộng và trừ trong phạm vi 10.
  • Biết sử dụng dụng cụ học tập hỗ trợ việc tính toán như que tính, bảng trượt, thanh trượt số, v.v.

+ Mĩ thuật

  • Hiểu được một số thao tác và quy trình cơ bản để tạo ra dụng cụ học tập.
  • Phối hợp kỹ năng: vẽ, cắt, dán, gấp, tạo hình trong quá trình thiết kế và hoàn thiện sản phẩm.
  • Biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm và chia sẻ mục đích sử dụng với bạn bè.

3. Mô tả bài học

Học sinh sử dụng giấy thủ công, bìa màu, que tính, hạt nhựa,… để tự tay thiết kế dụng cụ hỗ trợ tính cộng – trừ như:

  • Bảng cộng, bảng trừ có cơ chế trượt
  • Thanh trượt số
  • Thẻ que tính gắn số
  • Hộp gắp hạt/tia số

Trong quá trình thực hiện, học sinh sẽ luyện tập tính cộng – trừ, đồng thời phát triển kỹ năng thủ công, tư duy thiết kế và khả năng sáng tạo.

Sau khi hoàn thành, học sinh sử dụng sản phẩm của mình để giải các bài toán đơn giản và tham gia trò chơi học tập.

4. Gợi ý thời điểm tổ chức (tích hợp thay thế bài học SGK)

Bộ sách Bài học có thể thay thế hoặc tích hợp

Kết nối tri thức Bài 26: Em làm được những gì?
Chân trời sáng tạo Bài 13: Luyện tập chung
Cánh diều Bài 30: Luyện tập

Bài STEM có thể thay thế hoàn toàn các tiết ôn tập về cộng – trừ trong phạm vi 10 hoặc được tổ chức như một hoạt động tăng cường kỹ năng thực hành và ứng dụng.

5. Định hướng năng lực phát triển

  • Năng lực toán học: Thực hiện thành thạo phép cộng, trừ; biết vận dụng dụng cụ hỗ trợ để tìm kết quả.
  • Năng lực thẩm mỹ – sáng tạo: Tạo ra sản phẩm học cụ vừa đẹp mắt, vừa hữu ích.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Làm việc nhóm, chia sẻ cách sử dụng dụng cụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Áp dụng linh hoạt sản phẩm tự tạo để giải toán một cách dễ hiểu, trực quan.

🔰 Bài 6 – Thực hành tính nhẩm

1. Môn học chủ đạo và môn học tích hợp

  • Môn học chủ đạo: Toán
  • Môn học tích hợp: Mĩ thuật

2. Yêu cầu cần đạt

+ Môn Toán

  • Thực hiện được cộng và trừ nhẩm trong phạm vi 10.
  • Biết vận dụng cách tính nhẩm qua mô hình, hình ảnh, hoặc dụng cụ hỗ trợ.

+ Mĩ thuật

  • Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để tạo nên dụng cụ hỗ trợ tính nhẩm (ví dụ: bảng xoay, thẻ số, hộp gắp phép tính…).
  • Phối hợp kỹ năng: vẽ, cắt, dán, lắp ráp, tạo hình trong quá trình thực hành.
  • Biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cách sử dụng và mục đích ứng dụng.

3. Mô tả bài học

Học sinh sẽ cùng nhau thiết kế và tạo ra các dụng cụ tính nhẩm đơn giản từ vật liệu thủ công như bìa màu, giấy cứng, que kem, hạt nhựa, v.v.

Một số sản phẩm có thể bao gồm:

  • Vòng xoay phép tính: học sinh xoay bảng để xuất hiện phép cộng/trừ và nhẩm kết quả.
  • Hộp thẻ tính nhanh: các thẻ số và phép tính giúp học sinh rút thẻ và nhẩm kết quả ngay.
  • Trò chơi nhẩm nhanh: thiết kế theo dạng trò chơi “ai nhanh hơn”, “đua số”…

Sau khi tạo sản phẩm, học sinh thực hành nhẩm phép tính với sản phẩm mình làm, thi đua tính nhanh, giải đố theo nhóm.

Hoạt động giúp học sinh ôn luyện kỹ năng tính nhẩm, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo, sự khéo léo và kỹ năng làm việc nhóm.

4. Gợi ý thời điểm tổ chức (tích hợp hoặc thay thế bài học SGK)

Bộ sách Bài học có thể thay thế hoặc tích hợp

Kết nối tri thức Bài 13: Luyện tập chung – Tiết 1, 2
Chân trời sáng tạo Bài: Em làm được những gì? – Tiết 2, 3
Cánh diều Tiết 42, 43: Luyện tập

Hoạt động STEM này thay thế các tiết luyện tập cuối chương hoặc được dùng như một hình thức trải nghiệm – ôn luyện – đánh giá nhẹ nhàng.

5. Định hướng năng lực phát triển

  • Năng lực toán học: Rèn luyện khả năng tính nhẩm nhanh, linh hoạt và chính xác.
  • Năng lực thẩm mỹ – sáng tạo: Thiết kế dụng cụ học tập theo sở thích và phong cách riêng.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Làm việc nhóm trong quá trình tạo sản phẩm, chia sẻ cách sử dụng.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng dụng cụ sáng tạo để học và ôn luyện hiệu quả hơn.

🔰 Bài 10 – Bảng các số từ 1 đến 100

1. Môn học chủ đạo và môn tích hợp

  • Môn học chủ đạo: Toán
  • Môn học tích hợp: Mĩ thuật

2. Yêu cầu cần đạt

+ Môn Toán

  • Nhận biết được số 100.
  • Biết đọc, viết, đếm, so sánh các số từ 1 đến 100.
  • Biết sử dụng bảng số để tra cứu, tìm quy luật đơn giản trong dãy số (như dãy chục, số liền trước, liền sau…).

+ Mĩ thuật

  • Thực hiện được các bước trong thiết kế, tạo hình sản phẩm (bảng số).
  • Phối hợp các kỹ năng vẽ, kẻ, tô màu, dán số một cách sáng tạo.
  • Biết giới thiệu, chia sẻ ý tưởng thiết kế và sử dụng bảng số, đồng thời biết giữ gìn, bảo quản sản phẩm.

3. Mô tả bài học

Học sinh sẽ được hướng dẫn tạo một bảng số từ 1 đến 100 theo phong cách cá nhân hoặc nhóm.

Hoạt động gồm các bước:

Khởi động: Trò chơi đếm số theo nhóm, nhận diện số 100.

Thiết kế bảng số:

  • Vẽ hoặc sử dụng mẫu có sẵn bảng 10 x 10.
  • Viết số từ 1 đến 100 theo cột hoặc hàng.
  • Tô màu các cột chục, đánh dấu số đặc biệt (số tròn chục, số chẵn/lẻ, số yêu thích…).
  • Trang trí sáng tạo: Học sinh vẽ hình, biểu tượng minh họa bảng số (cầu vồng số, bảng phi hành gia, vườn số…).
  • Thuyết trình – chia sẻ sản phẩm: Giới thiệu ý tưởng, công dụng và cách sử dụng bảng.

Bảng số sẽ được sử dụng trong các tiết học tiếp theo hoặc treo trong lớp như dụng cụ học tập trực quan.

4. Gợi ý thời điểm tổ chức (tích hợp/thay thế bài học SGK)

Bộ sách Bài học có thể thay thế hoặc tích hợp

Kết nối tri thức Bài: Bảng các số từ 1 đến 100
Chân trời sáng tạo Tiết 64, 65: Các số đến 100 (Tiết 2, 3)
Cánh diều Bài 23: Bảng các số từ 1 đến 100

Đây là hoạt động STEM thay thế hoặc bổ trợ cho các bài tổng kết và bảng số cuối chương trong SGK.

5. Định hướng phát triển năng lực

  • Năng lực toán học: Nhận biết, ghi nhớ và sử dụng thành thạo các số đến 100.
  • Năng lực thẩm mỹ – sáng tạo: Thiết kế bảng số độc đáo, sinh động.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Làm việc nhóm khi tạo bảng và chia sẻ ý tưởng.
  • Năng lực sử dụng công cụ học tập: Biết ứng dụng bảng số để học tập hiệu quả.

🔰 Bài 13 – Mô hình tính dọc

1. Môn học chủ đạo và môn tích hợp

  • Môn học chủ đạo: Toán
  • Môn học tích hợp: Mĩ thuật

2. Yêu cầu cần đạt

+ Môn Toán

  • Thực hiện được các phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, đặc biệt là số có hai chữ số với số có một chữ số (dạng hàng dọc).
  • Thực hiện được tính nhẩm với các phép toán đơn giản.

+ Mĩ thuật

  • Biết thiết kế mô hình tính dọc bằng vật liệu thủ công.
  • Phối hợp kỹ năng vẽ, cắt, dán, trình bày, tạo hình mô hình sáng tạo và dễ sử dụng.
  • Biết giới thiệu và sử dụng mô hình như một công cụ học toán.

3. Mô tả bài học

Học sinh sẽ tham gia hoạt động tạo mô hình hỗ trợ tính dọc, gồm:

  • Giới thiệu bài toán dạng tính hàng dọc (VD: 34 + 5, 57 – 23).
  • Hướng dẫn cách viết phép tính hàng dọc, xác định hàng đơn vị – chục.
  • Tạo mô hình (dạng bảng nhỏ hoặc hình động vật, xe buýt, bông hoa… có các ô tính) dùng để trình bày phép cộng/trừ theo cột.
  • Trang trí và lắp ghép mô hình bằng màu sắc, biểu tượng vui nhộn giúp ghi nhớ vị trí hàng đơn vị – hàng chục.
  • Chia sẻ mô hình, thuyết trình ý tưởng và sử dụng mô hình giải các bài toán mẫu.

4. Gợi ý thời điểm tổ chức (tích hợp/thay thế bài học SGK)

Bộ sách Bài học có thể thay thế hoặc tích hợp

Kết nối tri thức Bài 33: Luyện tập chung
Chân trời sáng tạo Tiết 92: Luyện tập chung – các phép tính dạng 34 + 5, 57 – 23
Cánh diều Bài: Luyện tập chung – Tiết 1, 2

Đây là hoạt động STEM có thể tổ chức thay cho hoặc song song với các tiết luyện tập cuối bài nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn học tập.

5. Định hướng phát triển năng lực

  • Năng lực toán học: Nhận diện cấu trúc hàng chục – hàng đơn vị, thực hiện phép tính hàng dọc đúng cách.
  • Năng lực thẩm mỹ và sáng tạo: Thiết kế mô hình đẹp, rõ ràng, hấp dẫn.
  • Năng lực hợp tác – giao tiếp: Làm việc nhóm khi tạo mô hình, thuyết trình, nhận xét mô hình của bạn.
  • Năng lực sử dụng công cụ học tập: Biết cách sử dụng mô hình để giải toán hiệu quả.

🔰 Bài 14 – Đồng hồ tiện ích

1. Môn học chủ đạo và môn tích hợp

Môn học chủ đạo: Toán học

Môn học tích hợp: Mĩ thuật, Tự nhiên và Xã hội

2. Yêu cầu cần đạt

+ Môn Toán

Biết xem giờ đúng (giờ tròn) trên đồng hồ kim.

Biết đọc và xác định thời gian thông qua mô hình đồng hồ.

+ Mĩ thuật

Thực hiện được một số thao tác cơ bản như cắt, dán, vẽ, tạo hình khi làm mô hình đồng hồ.

Biết trang trí, trình bày và bảo quản sản phẩm sau khi hoàn thành.

+ Tích hợp Tự nhiên – Xã hội

Biết liên hệ thời gian với các hoạt động hằng ngày (giờ đi học, giờ ăn, giờ ngủ…).

3. Mô tả bài học

Học sinh sẽ được hướng dẫn làm một chiếc đồng hồ tiện ích từ giấy hoặc bìa cứng, với kim giờ – kim phút có thể xoay.

Qua hoạt động:

  • Tìm hiểu về đồng hồ: Cách xác định giờ đúng, cấu tạo mặt đồng hồ, vị trí số.
  • Thiết kế mô hình đồng hồ: Học sinh thực hành cắt, dán, vẽ số, gắn kim giờ – phút vào mặt đồng hồ.
  • Trang trí sáng tạo: Học sinh tự trang trí đồng hồ theo sở thích.
  • Thực hành đọc giờ: Sử dụng đồng hồ đã làm để tập xem giờ đúng, gắn với các hoạt động trong ngày.
  • Giới thiệu sản phẩm: Trình bày ý tưởng và cách sử dụng đồng hồ của mình.

4. Gợi ý thời điểm tổ chức (tích hợp/thay thế bài học SGK)

Bộ sách Bài học có thể thay thế hoặc tích hợp

Kết nối tri thức Chủ đề 9: Chiếc đồng hồ của em
Chân trời sáng tạo Bài: Xem giờ đúng trên đồng hồ
Cánh diều Chủ đề Đồng hồ – Thời gian

Có thể dạy vào cuối chủ đề, sau khi học sinh đã biết xem giờ đúng để củng cố kiến thức và ứng dụng thực tiễn.

5. Định hướng phát triển năng lực

  • Năng lực toán học: Nhận biết thời gian, thực hành xem giờ, áp dụng giờ vào đời sống.
  • Năng lực thẩm mỹ và sáng tạo: Tạo mô hình đẹp, rõ ràng, phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Năng lực hợp tác – giao tiếp: Làm việc nhóm khi tạo mô hình, chia sẻ và thuyết trình sản phẩm.
  • Năng lực sử dụng công cụ học tập: Biết sử dụng đồng hồ học sinh để hỗ trợ việc học và sinh hoạt cá nhân.

📖 Sản phẩm STEM Toán lớp 1

+ Trải nghiệm cùng khay 10 học Toán

Sản phẩm STEM Toán lớp 1 - Khay 10 học Toán
Sản phẩm STEM Toán lớp 1 – Khay 10 học Toán

+ Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10

Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10
Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10

+ Thực hành cùng thẻ học Toán

Thẻ học Toán - Sản phẩm STEM Toán lớp 1
Thẻ học Toán – Sản phẩm STEM Toán lớp 1

+ Thực hành trang trí lớp học bằng các hình hình học

Thực hành trang trí lớp bằng các hình học
Thực hành trang trí lớp bằng các hình học

+ Dụng cụ tính cộng, tính trừ

Dụng cụ tính cộng, tính trừ
Dụng cụ tính cộng, tính trừ

+ Thực hành tính nhẩm

Sản phẩm STEM thực hành tính nhẩm
Sản phẩm STEM thực hành tính nhẩm

+ Bảng các số từ 1 đến 100

Bảng các số từ 1 đến 100
Bảng các số từ 1 đến 100

+ Mô hình tính dọc

Mô hình tính dọc
Mô hình tính dọc

+ Đồng hồ tiện ích

Đồng hồ tiện ích
Đồng hồ tiện ích

📊 STEM Toán lớp 2

📖 Giáo án STEM Toán 2

Bài 1: Tia số của em: Rèn kỹ năng số học và mô tả vị trí trên tia số

Bài 4: Thanh cộng trong phạm vi 20: Củng cố phép cộng trong phạm vi 20 qua mô hình trực quan

Bài 5: Lịch để bàn tiện ích: Liên hệ giữa Toán và thời gian (lịch, ngày tháng)

Bài 7: Thực hành nhân nhẩm, chia nhẩm : Luyện tập nhân – chia qua trò chơi và mô hình

Bài 9: Trải nghiệm thành phố hình học: Khám phá hình học không gian: hình khối, vị trí

Bài 11: Thực hành biểu diễn số với bàn tính: Ứng dụng Toán học truyền thống (số học và bàn tính)

Bài 14: Thước gấp: Học đo độ dài, đơn vị đo – ứng dụng trong sản phẩm

Bài 16: Vòng xoay ngẫu nhiên: Khái niệm xác suất đơn giản, trò chơi toán học

Tham khảo giáo án STEM Toán lớp 2 chi tiết tại: https://docs.google.com/presentation/d/1buyt6WMT7Iu-3IMVQp0N3iMwX5JNEMD6/edit?usp=sharing&ouid=112441633363684330246&rtpof=true&sd=true

📖 Sản phẩm STEM Toán lớp 2

+ Tia số của em

+ Thanh cộng trong phạm vi 20

+ Lịch để bàn tiện ích

+ Thực hành nhân nhẩm, chia nhẩm

+ Trải nghiệm thành phố hình học

+ Thực hành biểu diễn số với bàn tính

+ Thước gấp

+ Vòng xoay ngẫu nhiên

📊 STEM Toán lớp 3

📖 Giáo án STEM Toán 3

Bài 2: Bảng nhân, chia: Củng cố kiến thức bảng nhân – chia, gắn với hoạt động thực hành

Bài 3: Trải nghiệm một phần mấy: Giới thiệu và thực hành phân số qua trải nghiệm thực tế

Bài 8: Cân thăng bằng: Vận dụng phép nhân – chia – đại lượng để hiểu nguyên lý cân bằng

Bài 10: Đồng hồ sử dụng số La Mã: Học số La Mã và ứng dụng đọc giờ qua thiết kế đồng hồ

Bài 13: Trải nghiệm cùng diện tích hình vuông, hình chữ nhật: Rèn kỹ năng đo, tính diện tích thông qua sản phẩm trực quan

Tham khảo giáo án STEM Toán lớp 3 chi tiết tại: https://docs.google.com/presentation/d/13bLjOzQlfR29UZYhi4pC3BFjbjxPfOwr/edit?usp=sharing&ouid=112441633363684330246&rtpof=true&sd=true

📖 Sản phẩm STEM Toán lớp 3

+ Bảng nhân, chia

+ Trải nghiệm một phần mấy

+ Cân thăng bằng

+ Đồng hồ sử dụng số La Mã

+ Trải nghiệm cùng diện tích hình vuông, hình chữ nhật

📊 STEM Toán lớp 4

📖 Giáo án STEM Toán 4

STT Tên bài STEM Ghi chú
1 Bài 3: Bộ chữ số bí ẩn Liên quan đến nhận biết số, tư duy logic và toán học cơ bản
2 Bài 4: Thế kỉ Học về cách tính và hiểu khái niệm thế kỉ trong dòng thời gian
3 Bài 11: Thực hành ước lượng trong tính toán đơn giản Kỹ năng toán thực tiễn: làm quen với ước lượng, gần đúng
4 Bài 15: Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình phẳng Gắn với kiến thức về hình học phẳng (diện tích, hình dạng, lắp ghép)

Tham khảo giáo án STEM Toán lớp 4 chi tiết tại: https://docs.google.com/presentation/d/1d-HVnWGHTEwo8LAZ8amOWge1-B-5GlMt/edit?usp=sharing&ouid=112441633363684330246&rtpof=true&sd=true

📖 Sản phẩm STEM Toán lớp 4

+ Bộ chữ số bí ẩn

+ Thế kỉ

+ Thực hành ước lượng trong tính toán đơn giản

+ Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình phẳng

📊 STEM Toán lớp 5

📖 Giáo án STEM Toán 5

STT Tên bài STEM Ghi chú nội dung toán học
1 Bài 2: Dụng cụ học số thập phân Hỗ trợ học sinh làm quen và hiểu sâu về số thập phân
2 Bài 6: Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình Tangram Phát triển tư duy hình học, liên quan đến diện tích, hình dạng
3 Bài 12: Sử dụng máy tính cầm tay Áp dụng trong tính toán – hỗ trợ kỹ năng thực hành tính toán
4 Bài 14: Ngôi nhà nhỏ, tiện ích Thiết kế mô hình ngôi nhà nhỏ dựa trên thể tích, diện tích các hình hộp học trong toán.

Tham khảo giáo án STEM Toán lớp 5 chi tiết tại: https://docs.google.com/document/d/12Op-peMfuiiu1hjDFQrwB2eMDdkFGcLv/edit?usp=sharing&ouid=112441633363684330246&rtpof=true&sd=true

📖 Sản phẩm STEM Toán lớp 5

+ Dụng cụ học số thập phân

+ Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình Tangram

+ Sử dụng máy tính cầm tay

+ Ngôi nhà nhỏ, tiện ích

Khơi dậy đam mê Toán học và tư duy logic cho trẻ ngay hôm nay với cuốn sách “STEM Toán học – Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” của TKbooks.

👉 Đặt mua ngay để đồng hành cùng con trên hành trình khám phá tri thức!

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1BOQYnxJRc5f9MAmPfCCd6bUpUaA0CCxy/view

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nguyễn Thị Thu Thanh

Em là chuyên viên Chăm sóc khách hàng của Tkbooks.

Em đang online. Anh chị cần hỗ trợ gì cứ nhắn ạ!

Powered by WpChatPlugins