Quy chế bỏ điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2017 gây tranh cãi

Mặc dù quy định chính thức chưa được đưa ra nhưng Bộ GD&ĐT đã lý giải về đề xuất bỏ điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh năm nay. Hiện tại, quy định này đang gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn.
Ngày 16/12 vừa qua, trong dự thảo điều chỉnh và sửa đổi quy chế tuyển sinh ĐH – CĐ năm nay, Bộ GD&ĐT đã mạnh dạn đưa ra đề xuất bỏ điểm sàn của kỳ thi THPT QG sau rất nhiều năm liên tiếp luôn áp dụng.
Và đến ngày 27/12, thì Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Bùi Văn Ga đã cho biết, Bộ đang dự kiến thực hiện việc sẽ giao quyền tự chủ cho một số trường trong ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (hay điểm sàn) theo đứng lộ trình từng bước. Trước hết là cho phép các trường tổ chức thí điểm tự chủ, nếu trường nào đủ điều kiện đạt chuẩn kiểm định chất lượng thì có thể tự đứng ra quyết định điểm sàn. Còn các trường còn lại sẽ tùy theo và có thể vẫn duy trì việc sử dụng điểm sàn.
Chỉ bỏ điểm sàn đối với những trường đạt kiểm định chất lượng
Như vậy, Bộ GD&ĐT vẫn đang thảo luận và xem xét lại việc có nên bỏ điểm sàn ngay trong năm nay hay không. Vì thế, ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể có được quyết định chính thức về điều này nên tiếp tục gây ra những tranh luận cho các chuyên gia.

Quy chế bỏ điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2017 gây tranh cãi.

quy-che-bo-diem-san-trong-ky-thi-tuyen-sinh-dh-cd-nam-2017-gay-tranh-cai

Quy chế bỏ điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2017 gây tranh cãi

Nói về đề xuất của Bộ, ThS. Hứa Minh Tuấn cũng là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing, khẳng định ông ủng hộ quan điểm cho phép các trường ĐH thí điểm việc tự chủ toàn diện điểm đầu vào, và các trường còn lại thì vẫn nên duy trì mức điểm sàn tối thiểu.
Cũng theo ông Tuấn, điều này sẽ giúp tránh cho các trường cao đẳng 1 cú sốc không mong muốn ngay trong năm đầu tiên thực hiện chuyển đổi quyền tự chủ. Đối với những trường chuyên môn đào tạo ngành nghề có tính đặc thù như an ninh, quân đội, sức khỏe thì rất cần thiết để có mức sàn tối thiểu này.
Tương tự, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ông PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết những trường ĐH và 1 số ngành khi đã được kiểm định chất lượng thì sẽ có khả năng kiểm soát lượng đầu ra tốt hơn, nên sẽ bảo đảm được quá trình đào tạo. Còn những trường và ngành nào chưa được kiểm định thì cần thiết việc duy trì ngưỡng điểm sàn chung như mọi năm để đảm bảo rằng các trường sẽ không tuyển sinh đầu vào quá thấp.
Tuy nhiên, Bộ cũng nên cân nhắc việc cho phép các trường được thí điểm quyền tự chủ. Bởi vì với một mức học phí cao, thì có nhiều khả năng các trường sẽ hạ mức điểm tuyển xuống mức thấp nhất chỉ để tuyển sinh đủ.
Về vấn đề này, TS Đỗ Hồng Cường, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội đã nhận định rằng không nên để cho Bộ đặt mức điểm sàn. Ngành giáo dục đã vừa thực hiện chuyển giao hàng loạt trường cao đẳng sang cho Bộ LĐTB&XH mà bây giờ, nếu bỏ luôn ngưỡng điểm sàn đại học, cho dù trên thực tế nó có thể cũng sẽ không ảnh hưởng đến nguồn tuyển sinh cao đẳng nhưng như thế, nó vẫn sẽ có khả năng tạo ra những suy diễn không nên có. Vì vậy, chỉ nên bỏ ngưỡng điểm sàn đối với các trường ĐH đã đạt kiểm định chất lượng.
Khi điểm sàn đã không còn tác dụng
TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng tỏ ra đồng tình với chủ trương mới này của Bộ, khi đã cho phép 2 loại trường đó có quyền tự chủ xác định mức điểm sàn. Dù vậy, ông Hạ vẫn còn băn khoăn: “Nếu trường đã kiểm định và có đủ cơ sở khẳng định uy tín của mình nhưng các trường chưa thực hiện tham gia việc kiểm định chất lượng thì cũng không phải trường không tốt.
Vì thế, các trường chưa thực hiện kiểm định chất lượng mà tốt vẫn cần phải đưa ra mức điểm sàn phù hợp đối với mức điểm trúng tuyển sao cho thí sinh nắm vững thông tin để nộp hồ sơ tuyển sinh, vì hầu như các trường này đều có mức điểm trúng tuyển cao”.
Ông Hạ cũng cho rằng thật ra không nhất thiết bắt buộc phải có mứuc điểm sàn tối thiểu bởi vì nếu cho phép các trường tự xét tuyển theo nhưu đề án riêng sẽ đồng nghĩa với mức điểm sàn tốt nghiệp THPT. Khi đó, đa số thí sinh đều đã biết chọn lựa trường nào để học, và sự lựa chọn này chắc chắn sẽ tương thích với cả năng lực đào tạo cũng như uy tín các trường.
TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cũng cho biết việc xác lập mức điểm sàn trong điều kiện hiện nay đã không còn tác dụng. Theo như ông Thông đã phân tích, trải qua kỳ tuyển sinh các năm cho thấy nhóm những trường tốp đầu luôn có điểm đầu vào ở mức cao hẳn.
Trong khi, những trường thuộc tốp dưới ngoài đựa vào điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia, các trường này vẫn được phép xét thí sinh theo đề án riêng bằng kết quả của học bạ THPT. Cùng 1 thí sinh, sẽ có thể nộp hồ sơ dưới 2 hình thức: nộp vào nhóm những trường tốp dưới, nếu điểm thi không được cao, thí sinh này cũng vẫn có thể được trúng tuyển bằng điểm học bạ.
Cũng theo ông Thông, cả xác định điểm sàn và cho phép 1 số trường tự chủ, xác định điểm sàn đều đã không thực sự còn ý nghĩa đối với điều kiện tuyển sinh như hiện nay.

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *