Phương pháp dạy trẻ kỹ năng hợp tác

Hợp tác là một kỹ năng quan trọng để trẻ có được thành công trong cuộc sống. Trẻ cần phải hiểu từ sớm rằng việc hợp tác với người khác sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn trong bất kỳ một hoạt động nào, từ việc chơi trò chơi cho đến việc giải các bài tập, các vấn đề khó khăn trẻ gặp phải khi đi học. Bên cạnh đó, việc biết hợp tác với người khác còn giúp trẻ trở thành người giao tiếp tốt, biết tôn trọng người khác và có lòng trắc ẩn. Nhưng làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng hợp tác là điều không phải cha mẹ nào cũng nắm được. Cách đơn giản giúp cha mẹ luyện tập kỹ năng hợp tác cho con ngay hôm nay.

1. Lắng nghe một cách đầy đủ

Để trẻ có được kỹ năng hợp tác, trước hết phải dạy trẻ biết cách lắng nghe. Và để trẻ hiểu được giá trị của sự lắng nghe thì đầu tiên, cha mẹ hãy thấu hiểu chính con mình. Trong bất kỳ tình huống cụ thể nào mà con bạn gặp phải, bạn cũng hãy mở rộng trái tim, đôi mắt, đôi tai để có thể hiểu được con đang nghĩ gì, con đang có cảm giác như thế nào. Lắng nghe những chia sẻ của con, đồng cảm với con và bày tỏ sự tôn trọng với những suy nghĩ của con. Khi đã đạt được sự lắng nghe, trẻ sẽ biết trong một nhóm, mỗi ý kiến của mỗi người đều có những giá trị nhất định và cần được ghi nhận.

Việc đầu tư cho con em mình một nền tảng kiến thức vững chắc cũng như trang bị những kỹ năng sống, giải quyết và xử lý tình huống hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh. Bạn có thể đọc thêm bài viết: “Một số phương pháp học tập hiệu quả

2. Dạy con biết chia sẻ

Chia sẻ là yếu tố tiếp theo để hợp tác hiệu quả. Cha mẹ hãy chứng minh cho trẻ thấy sự chia sẻ của mình đối với bất cứ ai, với những điều đơn giản như chia sẻ đồ ăn, chia sẻ thời gian, hay tình yêu. Giải thích cho trẻ hiểu vì sao bạn lại làm như vậy. Muốn nhận được những tín hiệu tích cực từ người khác thì trước hết mình cần biết cho đi trước khi nhận lại.

3. Chơi trò chơi

Đây là cách thức hiệu quả để dạy trẻ kỹ năng hợp tác. Lựa chọn những trò chơi mang tính đồng đội cho trẻ như chơi nhảy dây, đánh cầu lông, cùng giải câu đố… Nếu có nhiều trẻ, bạn có thể chia đội, và việc thắng thua sẽ cho trẻ biết rút kinh nghiệm cho những lần hợp tác tiếp theo như trẻ cần lắng nghe nhau hơn, cần nhanh tay hơn, cần bình tĩnh với nhau hơn…

4. Khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm

Cha mẹ hoặc giáo viên hãy thiết lập các tình huống để trẻ cần phải tham gia nhóm mới có thể thực hiện được như chơi thể thao theo đội, thảo luận giải quyết một vấn đề khó nào đó, chơi các trò chơi kết hợp. Chú ý nên tạo ra những trò chơi mà trẻ có thể thấy rõ được rằng sự tôn trọng, biết cách giao tiếp, lắng nghe là chìa khóa của thành công.

5. Tráo đổi vai trò

Hãy để cho con được thử là người chỉ đạo trong một dịp nào đó như các hoạt động trong ngày, hoạt động cho ngày nghỉ cuối tuần, hay thậm chí là cả một kỳ nghỉ cho gia đình, tùy theo độ tuổi và ngân sách và cha mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ. Sẽ không bao giờ là quá sớm để trẻ bắt đầu vai trò lãnh đạo. Để trẻ biết được quy trình để đi đến thành công cho một việc cần những gì, cần làm ra sao và cần sự hỗ trợ từ ai. Như vậy, trẻ sẽ biết cách hợp tác với mọi người hơn trong các tình huống cụ thể khác.

Cha mẹ có thể thấy kỹ năng hợp tác rất quan trọng đối với trẻ trong học tập và công việc sau này. Biết hợp tác với người khác là trẻ tự tạo cho mình những cơ hội được học tập, lắng nghe, bản lĩnh lãnh đạo và khả năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng này học càng sớm, trẻ sẽ càng dễ thành công. Sẽ là quá muộn nếu cha mẹ không chú ý mà thời điểm học tập tốt nhất của trẻ (4-8 tuổi) – thời điểm mà mọi tiếp thu, mọi kiến thức được trẻ tiếp nhận một cách dễ dàng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển về sau.

Xem thêm:

TkBooks

 

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *