Ôn thi THPT Quốc Gia: 87 câu hỏi trắc nghiệm về pháp luật và đời sống môn GDCD (phần 2)

Câu 47. ‘‘Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp’’. Khẳng định này muốn đề cập đến:
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm, phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính thuyết phục, răn đe.

Câu 48. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên sức mạnh của Nhà nước?
A. Tính giáo dục, răn đe.
B. Tính nêu gương, thuyết phục.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 49. Đặc trưng nào làm nên sự công bằng, bình đẳng của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính ràng buộc chặt chẽ.

Câu 50. Đặc trưng làm nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật là:

A. Tính chính xác, khoa học.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính ràng buộc chặt chẽ.
D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 51. Để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác người ta căn cứ vào đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính nêu gương, thuyết phục.

Câu 52. ‘‘Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn và được thực hiện trong đời sống xã hội’’ là khẳng định về:

A. Bản chất xã hội của pháp luật. B. Bản chất giai cấp của pháp luật.
C. Bản chất văn hóa của pháp luật. D. Bản chất chính trị của pháp luật.

Câu 53. Nhận định ‘‘Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị’’ đề cập đến:

A. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế.
B. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
C. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị.
D. Quan hệ giữa pháp luật với văn hóa.
Câu 54. Khẳng định nào không thể hiện bản chất giai cấp của pháp luật?
A. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
B. Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
C. Pháp luật phù hợp với ý chí của mọi giai cấp trong xã hội.
D. Pháp luật phù hợp với nguyện vọng của giai cấp cầm quyền.
Câu 55. Khẳng định nào không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?
A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội.
C. Pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
D. Pháp luật vì sự phát triển của đời sống xã hội.
Câu 56. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: ‘‘Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động…’’. Khẳng định trên thể hiện:
A. Bản chất xã hội của pháp luật.
B. Bản chất giai cấp của pháp luật.
C. Bản chất nhân văn của pháp luật.
D. Bản chất chính trị của pháp luật.
Câu 57. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: ‘‘Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…’’. Khẳng định trên thể hiện
A. Bản chất xã hội của pháp luật.
B. Bản chất giai cấp của pháp luật.
C. Bản chất nhân văn của pháp luật.
D. Bản chất chính trị của pháp luật.
Câu 58. Các quy phạm pháp luật được hình thành dựa trên:
A. Nhu cầu, mong muốn của xã hội.
B. Các giá trị đạo đức xã hội.
C. Ý chí, nguyện vọng của giai cấp cầm quyền.
D. Ý chí, nguyện vọng của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Câu 59. Được hình thành trên cơ sở các quan hệ kinh tế, pháp luật do các quan hệ kinh tế:
A. Quyết định. B. Quy định.
C. Ràng buộc. D. Hình thành.
Câu 60. Đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền có vai trò gì trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật?
A. Chỉ đạo. B. Quan trọng.
C. Chủ yếu. D. Đặc biệt.
Câu 61. Để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật là một phương tiện:
A. Chỉ đạo. B. Quan trọng.
C. Chủ yếu. D. Đặc thù.
Câu 62. Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ:
A. Nhà nước và Xã hội. B. Nhà nước và Công dân.
C. Chính quyền và Xã hội. D. Chính quyền và Công dân.
Câu 63. Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức hướng tới là:
A. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
B. Công bằng, bình đẳng, tự do, phát triển.
C. Công bằng, bình đẳng, tự do, nhân ái.
D. Công bằng, bình đẳng, nhân đạo, phát triển.
Câu 64. ‘‘Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội và công dân thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình’’. Nhận định này muốn đề cập đến:
A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Cai trò của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật.
Câu 65. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội?
A. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật để đảm bảo dân chủ công bằng.
B. Nhà nước sử dụng pháp luật để tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực
hiện pháp luật.
C. Nhà nước sử dụng pháp luật để bảo vệ cho một số tổ chức, cá nhân trong xã hội.
D. Nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất.
Câu 66. Nội dung nào không thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?
A. Pháp luật xác lập quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Pháp luật còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền của mình.
C. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục, pháp lý để Nhà nước bảo vệ quyền công dân.
D. Pháp luật khuyến khích việc bảo vệ lợi ích tuyệt đối của mọi công dân.
Câu 67. ‘‘Pháp luật quy định trình tự, thủ tục, pháp lý để công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm’’. Nhận định này muốn đề cập đến:
A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Khái niệm của pháp luật. D. Vai trò của pháp luật.
Câu 68. ‘‘Nhờ có pháp luật, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ của mình’’. Nhận định này muốn đề cập đến:
A. Chức năng của pháp luật. B. Vai trò của pháp luật.
C. Đặc trưng của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật.
Câu 69. Pháp luật còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền tố cáo của mình là biểu hiện cụ thể về:
A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Vai trò của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật.
Câu 70. ‘‘Pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa’’. Nhận định trên muốn đề cập đến:
A. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật rộng hơn.
B. Phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn.
C. Tính phụ thuộc của đạo đức đối với pháp luật.
D. Tính quyết định của đạo đức đối với pháp luật.
Câu 71. Bạn B bị xử phạt hình sự vì tội buôn bán hàng giả gây hậu quả nghiêm trọng là thể hiện:
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính giáo dục, thuyết phục.
Câu 72. ‘‘Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước’’. Nhận định này muốn đề cập đến:
A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Vai trò của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật.
Câu 73. Chị C cho rằng: ‘‘Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức’’. Nhận định này xuất phát từ:
A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Vai trò của pháp luật. D. Khái niệm của pháp luật.
Câu 74. Nam cho rằng: ‘‘Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp và mang bản chất xã hội’’. Nhận định này xuất phát từ:
A. Chức năng của pháp luật. B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Vai trò của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật.
Câu 75. Pháp luật xử lý đúng pháp luật của một cá nhân A đứng đầu có hành vi tham nhũng cho dù A là ai, là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính giáo dục, răn đe.
Câu 76. Chị Mai bị anh chồng Nam đánh đập, xúc phạm danh dự nhân phẩm. Cơ quan chính quyền địa phương hòa giải không được, chị A nhờ tư vấn pháp luật làm đơn tố cáo và được giải quyết kịp thời. Trong trường hợp này, pháp luật đã:
A. Bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ.
B. Bảo vệ quyền bà mẹ trẻ em.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Mai.
D. Bảo vệ quyền bình đẳng trong hôn nhân.
Câu 77. Nhà nước đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển xã hội vào trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ:
A. Các quyền của Nhà nước.
B. Các quyền của công dân.
C. Các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
D. Sức mạnh của pháp luật.
Câu 78. Hành vi nào sau đây không phải là hành vi pháp luật?
A. Điều khiển phương tiện giao thông đúng làn đường quy định.
B. Khiếu nại khi quyền và lợi ích bị xâm phạm.
C. Không mua bán chất ma túy.
D. Kính trên, nhường dưới.
Câu 79. Hành vi nào sau đây không phải là hành vi đạo đức?
A. Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
B. Lá lành, đùm lá rách.
C. Khiếu nại, tố cáo khi quyền và lợi ích bị xâm phạm.
D. Ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt.
Câu 80. Pháp luật của Nhà nước Tư bản chủ nghĩa mang bản chất của:
A. Giai cấp vô sản. B. Giai cấp tư sản.
C. Tầng lớp trí thức. D. Tầng lớp tiểu tư sản.
Câu 81. Quản lý bằng pháp luật là phương pháp quản lý:
A. Dân chủ và hiệu quả nhất. B. Dân chủ và bình đẳng nhất.
C. Dân chủ và minh bạch nhất. D. Dân chủ và tự do nhất.
Câu 82. Phương thức tác động của pháp luật là:
A. Tự giác điều chỉnh bởi lương tâm và dư luận xã hội.
B. Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước.
C. Các văn bản quy phạm pháp luật.
D.Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
Câu 83. Hình thức thể hiện của pháp luật là:
A. Tự giác điều chỉnh bởi lương tâm và dư luận xã hội.
B. Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước.
C. Các văn bản quy phạm pháp luật.
D. Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
Câu 84. Pháp luật được hình thành từ:
A. Dư luận xã hội.
B. Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm
pháp luật.
C. Các quy tắc xử sự trong đời sống kinh tế.
D. Các quy tắc xử sự trong đời sống chính trị.
Câu 85. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa:
A. Quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
B. Các quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
C. Các quy tắc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
D. Văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Câu 86. Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ:
A. Nghĩa vụ để công dân thực hiện các quyền đó.
B. Trách nhiệm để công dân thực hiện các quyền đó.
C. Cách thức để công dân thực hiện các quyền đó.
D. Phương thức để công dân thực hiện các quyền đó.
Câu 87. Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được:
A. Tính xã hội của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.
B. Sức mạnh của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.
C. Tính giai cấp của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.
D. Quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.

Xem thêm:

TKBooks

Share

Một suy nghĩ về “Ôn thi THPT Quốc Gia: 87 câu hỏi trắc nghiệm về pháp luật và đời sống môn GDCD (phần 2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *