BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Những quy tắc do pháp luật đặt ra được áp dụng cho ai?
A. Một vài cá nhân nhất định.
B. Tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
C. Cán bộ, công chức nhà nước.
D. Những người vi phạm pháp luật.
Câu 2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của ai?
A. Nhân dân lao động. B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp tiến bộ. D. Giai cấp cầm quyền.
Câu 3. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai
cấp nào trong xã hội?
A. Giai cấp bóc lột. B. Giai cấp thống trị.
C. Giai cấp cầm quyền. D. Giai cấp bị bóc lột.
Câu 4. Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước được thể hiện:
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý các tổ chức trong xã hội.
C. Pháp luật là công cụ để Nhà nước bảo vệ các giai cấp.
D. Pháp luật là công cụ để Nhà nước bảo vệ mọi công dân.
Câu 5. Phương pháp quản lý xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lý bằng cách nào?
A. Giáo dục. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Kế hoạch.
Câu 6. Vai trò của pháp luật đối với công dân được thể hiện:
A. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.
B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ của mình.
D. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 7. Trong các quy định sau, quy định nào là quy phạm pháp luật?
A. Trường trung học phổ thông A quy định: Học sinh phải mặc đồng phục của nhà trường
vào thứ hai.
B. Nội quy của tổ dân phố B quy định: Sáng chủ nhật hàng tuần các hộ gia đình trong tổ dân
phố phải tham gia dọn vệ sinh công cộng.
C. Điều 44, Hiến Pháp 2013 quy định: Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội
Tổ quốc là tội nặng nhất.
D. Công ty X yêu cầu nhân viên phải có mặt ở công ty trước 8 giờ sáng các ngày trong tuần.
Câu 8. Tại sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến?
A. Vì pháp luật do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền
lực của Nhà nước.
B. Vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
C. Vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần,
ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.
D. Vì các quy phạm pháp luật được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật.
Câu 9. Pháp luật phải được xác định chặt chẽ về mặt hình thức nhằm mục đích gì?
A. Để pháp luật thể hiện tính nghiêm minh.
B. Để diễn đạt chính xác các quy phạm pháp luật, tránh sự hiểu sai dẫn đến thực hiện sai
các quy định của pháp luật.
C. Để áp dụng được với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
D. Để pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
Câu 10. Pháp luật được hiểu đầy đủ là:
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện
bằng quyền lực Nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 11. Đâu là đặc trưng của pháp luật?
A. Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với các quy phạm đạo đức.
B. Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế, chính trị.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định
chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Pháp luật có tính lịch sử, tự nhiên và xã hội.
Câu 12. Pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ cho lợi ích của giai cấp nào?
A. Giai cấp vô sản.
B. Giai cấp công nhân và nông dân.
C. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D. Giai cấp tiến bộ trong xã hội.
Câu 13. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện:
A. Pháp luật ban hành vì sự phát triển của xã hội
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 14. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện:
A. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ xã hội.
B. Đạo đức là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ pháp luật.
C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
D. Các qui tắc của pháp luật cũng là quy tắc của đạo đức.
Câu 15. Pháp luật bao gồm những quy định về:
A. Những điều được làm, nên làm và không nên làm.
B. Những việc được làm, không được làm và không nên làm.
C. Những việc phải làm, nên làm và không nên làm.
D. Những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
Câu 16. Vì sao nói pháp luật có tính bắt buộc chung?
A. Vì pháp luật có tính cưỡng chế do Nhà nước thực hiện.
B. Vì pháp luật đặt ra các yêu cầu của Nhà nước buộc mọi người dân phải thực hiện.
C. Vì pháp luật do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
D. Vì pháp luật do các cơ quan quan trọng của Nhà nước ban hành.
Câu 17. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật là:
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính hiện đại.
C. Tính thống nhất. D. Tính truyền thống.
Câu 18. Vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?
A. Vì pháp luật chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
B. Vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho xã hội ban hành và đảm bảo thực hiện, phù hợp
với lợi ích của xã hội.
C. Vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.
D. Vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội trong đó có giai cấp cầm quyền.
Câu 19. Pháp luật có mấy đặc trưng?
A. Hai đặc trưng. B. Ba đặc trưng.
C. Bốn đặc trưng. D. Năm đặc trưng.
Câu 20. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật?
A. Hiến pháp. B. Nghị quyết.
C. Nội quy trường học. D. Pháp lệnh.
Câu 21. Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị gì của pháp luật?
A. Giá trị công bằng, bình đẳng. B. Giá trị văn minh, tiến bộ.
C. Giá trị thực tiễn. D. Giá trị hiện thực.
Câu 22. Trong các loại văn bản pháp luật dưới đây, văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
A. Lệnh, chỉ thị. B. Hiến pháp.
C. Nghị quyết, Nghị định. D. Quyết định, Thông tư.
Câu 23. Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật?
A. Chính phủ. B. Tòa án.
C. Các cơ quan Nhà nước. D. Nhà nước.
Câu 24. Đâu là bản chất của pháp luật?
A. Bản chất chính trị. B. Bản chất kinh tế.
C. Bản chất xã hội. D. Bản chất văn hóa.
Câu 25. Cơ quan nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế?
A. Nhà nước.
B. Công chức nhà nước có thẩm quyền.
C. Mọi công dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 26. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm mục đích gì?
A. Phát triển kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh.
B. Duy trì và phát triển văn hóa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
C. Bảo đảm các quyền dân chủ của công dân.
D. Bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát triển trong vòng trật tự, ổn định phù hợp với lợi ích
của Nhà nước và xã hội.
Câu 27. Bản Hiến pháp mới nhất của nước ta đã được ban hành là:
A. Hiến pháp 2012. B. Hiến pháp 2013.
C. Hiến pháp 2014. D. Hiến pháp 2015.
Câu 28. Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm nào?
A. 1945. B. 1946.
C. 1954. D. 1959.
Câu 29. Pháp luật là phương tiện để:
A. Công dân bảo vệ lợi ích của mình.
B. Công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. Các cá nhân, tổ chức bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
D. Bảo vệ lợi ích của một số cá nhân trong xã hội.
Câu 30. Tính đến nay, trong lịch sử lập hiến của nước ta đã có mấy bản Hiến pháp đã được ban hành?
A. Hai bản. B. Ba bản.
C. Bốn bản. D. Năm bản.
Câu 31. Không chỉ ban hành pháp luật, Nhà nước còn có trách nhiệm gì?
A. Bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế.
B. Bảo đảm lợi ích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Xử lý vi phạm với những người không thực hiện quyền của công dân.
D. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền của công dân.
Câu 32. Trong các quy tắc sau đây, quy tắc nào thuộc quy phạm pháp luật?
A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
B. Phải biết kính trên, nhường dưới.
C. Đến giao lộ gặp đèn đỏ phải dừng lại.
D. Phải biết giúp đỡ những người nghèo.
Câu 33. Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật không được trái với Hiến pháp. Quy định này nhằm mục đích:
A. Tạo nên tính công bằng của pháp luật.
B. Tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
C. Tạo niềm tin của công dân với Nhà nước.
D. Tạo nên sức mạnh của hệ thống chính trị.
Câu 34. Đặc trưng nào thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác?
A. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính chặt chẽ về mặt nội dung.
D. Tính giai cấp.
Câu 35. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được thể hiện như thế nào?
A. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
B. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được áp dụng ở tất cả các địa phương.
C. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa.
D. Các văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Câu 36. Pháp luật thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bằng cách nào?
A. Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của nhân dân.
B. Quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, chỉ rõ cách thức để công dân bảo vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.
C. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
D. Vận động, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của công dân.
Câu 37. Ở nước ta, quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nào?
A. Thông tư, Thông tư liên tịch.
B. Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định.
C. Quyết định, Chỉ thị.
D. Hiến pháp và Luật.
Câu 38. Bản chất của pháp luật được thể hiện sâu sắc trong mối quan hệ với lĩnh vực nào?
A. An ninh, quốc phòng.
B. Khoa học – công nghệ.
C. Văn hóa, giáo dục.
D. Kinh tế, chính trị, đạo đức.
Câu 39. Việc đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào các quy phạm pháp luật có tác dụng gì?
A. Đảm bảo cho các quy phạm đạo đức được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.
B. Làm cho các quy phạm đạo đức và các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết
với nhau.
C. Làm cho các quy phạm đạo đức được thực hiện một cách tự giác.
D. Đảm bảo tính công bằng của pháp luật.
Câu 40. Đặc trưng nào thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật và quy phạm đạo đức?
A. Tính cưỡng chế.
B. Tính dân chủ.
C. Nhân văn, nhân đạo.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 41. Tại sao lại cần phải có pháp luật?
A. Vì pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B. Vì pháp luật là phương tiện để quản lý Nhà nước.
C. Vì pháp luật là phương tiện để quản lý chính trị.
D. Vì pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế.
Câu 42. Vì sao nói, pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội?
A. Không có pháp luật, các cơ quan Nhà nước sẽ không có trật tự, ổn định.
B. Không có pháp luật, các tổ chức kinh tế sẽ không có trật tự, ổn định.
C. Không có pháp luật, các tổ chức xã hội sẽ không có trật tự, ổn định.
D. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
Câu 43. Thông qua pháp luật, công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình như thế nào?
A. Các quyền con người được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định
trong Hiến pháp và pháp luật.
B. Các quyền con người được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định
trong Hiến pháp.
C. Các quyền con người được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định
trong các văn bản.
D. Các quyền con người được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định
trong các quy phạm đạo đức.
Câu 44. “Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện’’. Khẳng định này muốn đề cập đến:
A. Bản chất xã hội của pháp luật.
B. Bản chất giai cấp của pháp luật.
C. Bản chất chính trị của pháp luật.
D. Bản chất kinh tế của pháp luật.
Câu 45. Nội dung nào không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm, phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính giáo dục.
Câu 46. “Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước’’. Khẳng định này muốn đề cập đến:
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm, phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính thuyết phục, răn đe.
Xem thêm:
- Ôn thi THPT Quốc Gia: 87 câu hỏi trắc nghiệm về pháp luật và đời sống môn GDCD (phần 2)
- Kiến thức quan trọng về pháp luật và đời sống cần nắm khi ôn thi THPT Quốc Gia
có đáp án không ạ?