Những câu hỏi định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT

Những câu hỏi định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT sẽ giúp các em chọn được đúng ngành học mình mong muốn, từ đó tránh được việc phải làm những công việc trái ngành, trái nghề sau khi học xong Đại học.

Hiện nay, tình trạng các em học sinh thi Đại Học và chọn trường đều dựa theo sở thích của cha mẹ hoặc bản thân các em thấy thích trường nào thì chọn trường đó. Thực tế thì việc suy nghĩ sau này khi ra trường đó có phải là công việc mà các em yêu thích hay không thì vẫn chưa được quan tâm. Điều đó dẫn tới việc làm trái ngành, trái nghề trở nên quá mức phổ biến.

Để có thể định hướng được đúng tương lai cho bản thân thì các em nên đặt ra những câu hỏi này thật sớm. Kể từ đó, sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn nhóm môn học tổ hợp và đi con đường chính xác vươn tới mục đích của chính mình.

1. Câu hỏi 1: “Cái mình có thể làm giỏi là gì?”

Hãy ngồi im lặng và không ngừng ngẫm nghĩ về câu hỏi này! Đặt một tờ giấy A4 ngay trước mặt và viết ra tất cả những gì mà các em nghĩ ở trong đầu.

Liệt kê rõ ràng những ưu điểm của bản thân. Tất cả những thứ mà em nghĩ rằng mình mạnh. Đó có thể là môn học em luôn được điểm cao vượt trội hoặc những sở thích cá nhân như đánh đàn hay ca hát…Đôi khi, nó có thể là một thứ thuộc về tính cách của các em như là chăm em, dịu dàng với người xung quanh hay là hòa đồng.

Những câu hỏi định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT sẽ giúp các em chọn được đúng ngành nghề mình yêu thích
Những câu hỏi định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT sẽ giúp các em chọn được đúng ngành nghề mình yêu thích

Hãy nhớ là, viết Tất-Cả-Mọi-Thứ nhé!

Viết chúng thành những gạch đầu dòng, mỗi điểm mạnh tương ứng với một gạch.

Quá trình này không nhất thiết phải diễn ra ngay cái thời điểm đó. Các em hoàn toàn có thể nghĩ tới nó mỗi khi rảnh rỗi. Có thể là trong thời gian đi xe buýt, đôi ba phút trong giờ ra chơi hoặc bất kì thời điểm nào trong ngày. Chỉ cần bản thân thực sự nghiêm túc với câu hỏi này, đối diện với chúng hoàn toàn trực diện và chân thật thì các em sẽ có một danh sách cụ thể, chi tiết và rất rõ ràng về chính bản thân của mình.

2. Câu hỏi số 2: “Cái mình thích là gì?”

Cũng giống như câu hỏi trên, các em cũng cần một tờ giấy A4 khác. Quên đi câu hỏi đầu tiên và hãy nghĩ tới những điều mà các em thích thú. Cái này thì có vẻ dễ hơn câu đầu tiên, đúng không?

Biết mình thích làm gì sẽ giúp các em định hướng nghề nghiệp dễ dàng hơn
Biết mình thích làm gì sẽ giúp các em định hướng nghề nghiệp dễ dàng hơn

Mọi thứ mà bản thân thích! Đó có thể là những phạm vi rất rộng trong cuộc sống, không có ai giống ai cả.

Hơi khác một chút là bây giờ các em sẽ viết những sở thích này dưới dạng Mindmap (Sơ đồ tư duy). Từ một cái tên gốc các em sẽ chi tiết hóa nó, phân nhánh về khắp mọi nơi. Bắt được bất cứ thông tin gì, hoặc nghĩ ra cái gì thì các em cũng nên viết nó vào bên trong các nhánh nhỏ của sơ đồ ấy. Đừng vội bỏ qua chỉ bởi vì nó không cần thiết nhé.

Có thể là em ưa thích nghe nhạc, đặc biệt là nhạc Hàn Quốc. Từ đó sẽ dẫn tới những MV ca nhạc, tên những nhóm nhạc em thần tượng và cả những idol của nhóm nữa. Các em thích mua đĩa của họ, thích hát những bài hát của họ thậm chí thích cả việc nhảy nhót giống như họ nữa. Muốn được tham gia fandom, và muốn đóng góp cho cộng đồng đó vì thần tượng…

Có thể là em ưa thích học tập. Vậy nên sẽ có những nhánh nhỏ là đọc sách, thích mua tài liệu về nhà để học. thích đi thư viện. tham gia các lớp học thêm hoặc học nhóm với những người bạn cùng lớp. Thích được điểm cao, thích mang thành tích tốt trở về nhà khoe với gia đình, người thân,…

Hoặc các em thích chăm sóc người khác. Vì những nét đặc trưng trong tính cách thế nên các em vô cùng sung sướng nếu được chăm sóc cho người thân và bạn bè của chính mình. Điều đó có thể biểu hiện qua việc muốn nấu những hộp cơm ngon lành chia sẻ cùng bạn bè trong giờ ăn trưa tại trường, muốn quét dọn nhà cửa, làm việc nhà để đỡ đần cho cha mẹ. Hoặc thường xuyên giúp đỡ bất cứ ai ở xung quanh.

Nên nhớ, làm biểu đồ này càng chi tiết thì càng tốt. Bởi vì những câu hỏi vô cùng đơn giản này có thể giúp cho các em xác định được chính xác định hướng nghề nghiệp tương lai của chính mình. Cẩn thận và tỉ mỉ chính là chìa khóa thành công. Đừng nghĩ làm một cách quá mức đơn giản, qua loa cho xong.

Các em đang làm điều đó vì chính bản thân mình mà, đúng không?

3. Câu hỏi số 3: ”Cái gì mà có thể làm ra tiền?”

Thực tế thì câu hỏi này không hề dễ dàng. Những khái niệm kiểu như nghề nào kiếm ra tiền nó rất chung chung đối với các em. Cơ bản vì cuộc sống của các em từ trước đến giờ chỉ xoay xung quanh việc học tập, vui chơi, nhịp sống sinh hoạt của học sinh.

Hiểu về tiền bạc cũng như các công việc có thể kiếm được nhiều tiền sẽ giúp các em định hướng được công việc mình mong muốn
Hiểu về tiền bạc cũng như các công việc có thể kiếm được nhiều tiền sẽ giúp các em định hướng được công việc mình mong muốn

Thường thì chỉ là mấy cái tên các em thỉnh thoảng gặp ở trên mạng như ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin,…Nên câu hỏi này chính là điều giúp các em cảm thấy quen thuộc với những công việc mà các em có thể làm việc cùng nó.

Hãy lấy ra tờ A4 thứ 3, chia thành hai cột. Một bên là tên nghề. Cột còn lại chính là một vài gạch đầu dòng tóm tắt công việc đó sẽ làm cái gì.

Vòng nghề đầu tiên chính là những nghề nghiệp có thể kiếm ra tiền mà các em biết từ những người thân thuộc nhất với chính mình như bố mẹ, ông bà, anh chị em, cô dì chú bác…Nói chung là họ hàng thân thuộc. Các em tiếp xúc với họ hàng ngày thế nên chẳng khó khăn gì để biết tên và sơ qua công việc của họ.

Vòng thứ hai thì hãy liệt kê ra những nghề mà các em nghĩ là có thể kiếm được nhiều tiền nhất. Cái này thì khá dễ dàng để tìm bởi vì tìm kiếm trên mạng bằng công cụ nó quen thuộc với cuộc sống thường ngày của các em quá rồi.

Vòng thứ ba thì hãy mở rộng ra thêm chút nữa, tất cả những ngành nghề còn lại mà các em có thể kiếm ra được. Vòng này sẽ khiến các em phải ồ lên ngạc nhiên rằng, tại sao lại có những ngành kì lạ đến thế, những thứ tưởng chừng như không bao giờ có thể xuất hiện trên đời. Điều này sẽ mở rộng phạm vi hiểu biết của các em với nghề nghiệp.

4. Sau khi đã tốn rất nhiều công sức và có được 3 tờ A4 (Hoặc nhiều hơn) ngay trước mắt. Bây giờ chính là điều quan trọng nhất! Hãy tìm điểm giao thoa giữa ba tờ giấy đó.

-”Cái mình giỏi” + “Cái mình thích” = “Đam mê”

-”Cái mình thích” + “Cái mình làm ra tiền” = “Ước mơ”

-”Cái mình giỏi” + “Cái mình làm ra tiền” = “Kế sinh nhai”

=> “Đam mê” + “Ước mơ” + “Kế sinh nhai” = “NGHỀ”

Quả thật là một hành trình không hề dễ dàng chút nào. Nhưng qua đó, các em sẽ hiểu rõ hơn về mọi mặt của bản thân mình. Về những thứ mình thích và thật sự muốn hướng tới. Hãy thật sự nghiêm túc trong quá trình trả lời những câu hỏi này. Không là quá muộn nhưng nên lựa chọn một trường đại học, một ngành nghề mà bản thân các em thật sự muốn học và thuộc về nơi ấy.

Hi vọng rằng qua quá trình tự hỏi những câu hỏi định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT và trả lời những câu hỏi trên, học sinh THPT có thể xác định rõ ràng hơn về định hướng nghề nghiệp của mình, đảm bảo lựa chọn được ngành học và trường đại học phù hợp với đam mê và khả năng, hướng tới một tương lai nghề nghiệp thành công và thỏa mãn.

Ngoài ra, để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia và đậu vào những trường Đại học, Cao đẳng với ngành nghề mình yêu thích, các em cần ôn luyện thật kỹ những môn học chính như Toán, Văn, Tiếng Anh, Hóa Học, Vật Lý với trọn bộ Sổ tay cấp 3 All in one nhé!

TKbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh THPT hàng đầu tại Việt Nam!

TkBooks

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *