File đề thi tiếng Việt lớp 4 học kì 1 PDF Kết nối tri thức với cuộc sống

File đề thi tiếng Việt lớp 4 học kì 1 PDF Kết nối tri thức với cuộc sống

File đề thi tiếng Việt lớp 4 học kì 1 PDF Kết nối tri thức với cuộc sống dưới đây là bộ tài liệu ôn tập hiệu quả và tiện lợi, giúp các em học sinh tự tin hơn khi bước vào kỳ thi quan trọng này.

Với nội dung bám sát chương trình giáo dục mới và định hướng phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện, tài liệu không chỉ giúp các em nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện tư duy ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Hãy cùng khám phá ngay nhé!

File đề thi số 1

I. ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm)

Đọc thầm văn bản sau:

HÀNH QUÂN GIỮA RỪNG XUÂN

Rừng xa vọng tiếng chim gù

Ngân nga tiếng suối vi vu gió ngàn

Mùa xuân đậm lá nguỵ trang

Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai

Ba lô nặng, súng cầm tay

Đường xa biết mấy dặm dài nhớ thương

Giờ này mẹ ở quê hương

Cũng chừng đang dõi theo đường ta đi

Đêm mưa, ngày nắng sá gì

Quân thù còn đó, ta đi chưa về

Chim rừng thánh thót bên khe

Nhìn lên xanh biếc bốn bề rừng xuân.

Lê Anh Xuân

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – LUYỆN TẬP

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Các chiến sĩ trong bài thơ hành quân vào mùa nào?

A. Mùa xuân

C. Mùa thu

B. Mùa hè

D. Mùa đông

Câu 2: Khi hành quân giữa rừng xuân các chiến sĩ được nghe những âm thanh gì?

A. Tiếng chim gù

C. Tiếng gió

B. Tiếng suối

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 3: Trên đường hành quân xa, các chiến sĩ nhớ đến ai?

A. Nhớ mẹ

B. Nhớ đồng đội

C. Nhớ quê hương

D. Cả A và C

Câu 4: Câu thơ nào thể hiện sự quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc của các chiến sĩ?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Viết 1 – 2 câu nêu cảm xúc của em khi đọc bài thơ.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 6: Từ “thánh thót” trong câu “Chim rừng thánh thót bên khe” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

Câu 7: Gạch chân và ghi DT, ĐT, TT dưới các danh từ, động từ, tính từ trong câu tục ngữ sau:

Lá lành đùm lá rách.

Câu 8: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:

Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói:

⬜ Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.

Ni-ki-ta thắc mắc:

⬜ Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống như những giọt nước cơ mà ⬜

Câu 9: Viết 2- 3 câu miêu tả về một dòng sông, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

III. TẬP LÀM VĂN

Câu 10: Em hãy tả một con vật mà em nhìn thấy trên sách, báo hoặc ti vi.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

>>> Tải file đề thi dưới dạng PDF tại đây!!!

File đề thi số 2

I. ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm)

Đọc thầm bài đọc sau:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc Sên con ngày nọ hỏi mẹ:

– Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được.

– Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh. – Ốc sên mẹ nói.

– Chị Sâu Róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?

– Vì chị Sâu Róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.

Nhưng em Giun Đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?

– Vì em Giun Đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy.

Ốc Sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.

“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – LUYỆN TẬP

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Ốc Sên thắc mắc với mẹ điều gì?

A. Vì sao họ nhà Sên chạy chậm?

B. Vì sao họ nhà Sên lại có cái bình trên lưng?

C. Vì sao cơ thể của Sên không có xương?

D. Vì sao họ nhà Sên không bay được như loài bướm?

Câu 2: Ban đầu, mẹ Ốc Sên đã giải thích thế nào để Ốc Sên hiểu?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai?

A. Với mẹ Ốc Sên

B. Với Giun Đất và Sâu Rôm

C. Với Sâu Róm và Bướm

D. Với Giun Đất và Bướm

Câu 4: Ốc Sên đã khóc vì điều gì? Đúng ghi Đ, Sai ghi S

Vì cơ thể không có xương và đi lại chậm chạp. ⬜

Vì cả bầu trời và mặt đất đều không che chở cho Ốc Sên. ⬜

Câu 5: Nếu em là Sâu Róm, em sẽ nói gì để bạn Ốc Sên không buồn nữa?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 6:  Câu chuyện muốn gửi thông điệp gì tới chúng ta?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7:  Kể tên các sự vật được nhân hóa trong câu.

……………………………………………………………………………………

Câu 8: Dấu gạch ngang trong câu: “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói” có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong hội thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

Câu 9: Gạch chân dưới các tính từ có trong câu sau:

Chị Sâu Róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?

III. TẬP LÀM VĂN

Câu 10: Viết một đoạn văn nói về mùa đông trong đó có sử dụng hình ảnh nhân hóa.

………………………………………………………………………………….

File đề thi số 3

I. ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm)

Đọc thẩm văn bản sau:

CẬU HỌC SINH GIỎI NHẤT LỚP

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học.

Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thấy cứ lắc đầu chế Lu-i còn bé quá. Thầy Rơ-nê đã giả, mái tóc ngả màu xám, đa nhăn nheo, người hơi gây và cao. Thầy hỏi:

– Cháu tên là gì?

Ông Giô-dép không đáp, liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo Lu-i trả lời.

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ a!

– Đã muốn học chưa hay còn thích chơi?

– Thưa thầy con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng.

– Thế thì được.

Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của tuổi nhỏ, đó là cả một đoạn đường thơ mộng, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới một gốc cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bị quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những “pha” bóng chớp nhoảng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, đó là nơi Lu-i thường rủ Giuyn Vec-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.

Còn việc học hành của Lu-i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng. Thấy khen một cách thành thực về sự chăm chỉ và kết quả học tập của cậu. Cậu là học sinh giỏi nhất lớp.

(Trích Lu-i Pa-xtơ, Đức Hòa)

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – LUYỆN TẬP

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Những chi tiết nào cho biết Lu-i Pa-xtơ khi đến trường hãy còn rất bé?

A. Thầy giáo lắc đầu chế Lu-i còn bé quá.

B. Thầy giáo hỏi Lu-i: “Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?”.

C. Cả hai ý A và B.

Câu 2: Ngoài giờ học, Lu-i thường tham gia những trò chơi nào?

A. Bắn bi

C. Câu cá

B. Đá bóng

D. Tất cả các ý A, B, C.

Câu 3: Những từ ngữ nào cho biết Lu-i tham gia các trò chơi rất say mê?

A. Những ván bị quyết liệt

B. Những “pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê

C. Cả hai ý A và B đều đúng.

D. Cả hai ý A và B đều sai.

Câu 4: Kết quả học tập của Lu-i ra sao?

A. Lu-i Pa-xtơ là học sinh giỏi nhất lớp.

B. Kết quả chưa cao vì Lu-i Pa-xtơ còn bé.

C. Thầy giáo chưa hài lòng.

D. Không theo kịp các bạn trong lớp.

III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU (3,0 điểm)

Câu 1: Cho câu: “Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng:

– Thế thì được.”

a. Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì?

……………………………………………………………………………………

b. Dấu gạch ngang trong câu trên có tác dụng gì?

……………………………………………………………………………………

Câu 2: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong những câu văn sau và điển vào bảng bên dưới:

Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-đăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.

Danh từ Động từ Tính từ

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

– Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

– Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)

a. Trong đoạn văn trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?

…………………………………………………………………………………..

b. Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

III. VIẾT (5,0 điểm)

Em hãy viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hi vọng File đề thi tiếng Việt lớp 4 học kì 1 PDF Kết nối tri thức với cuộc sống ở trên đã giúp các em ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao môn Tiếng Việt trong kì thi hết học kì 1.

Các đề thi và bài tập Tiếng Việt lớp 4 được biên soạn rất chi tiết và khoa học trong cuốn Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Việt lớp 4 – Tập 150 đề tăng nhanh điểm Tiếng Việt lớp 4. Các em hãy mua ngay hai cuốn sách này để học tốt môn Tiếng Việt hơn nhé!

Link đọc thử sách Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Việt lớp 4 – Tập 1: https://drive.google.com/file/d/1u2c2D649abdMmUxLvldqSkmjtrmR0U5z/view?usp=sharing

Link đọc thử sách 50 đề tăng nhanh điểm Tiếng Việt lớp 4: https://drive.google.com/file/d/1_UY0QJyXiqcUXCkCMSh9HiMcdYhHG3ia/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 4 hàng đầu tại Việt Nam!

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *