Điều khiến bạn học quay cuồng nhưng vẫn không hiệu quả

Bạn từng rơi vào trường hợp học càng chăm chỉ mà điểm số càng thấp lè tè. Cùng điểm qua điều khiến bạn học quay cuồng nhưng vẫn không hiệu quả dưới đây và tìm cách tránh xa nó ra bạn nhé

1. Tôi không biết bắt đầu học từ đâu

Hãy tự kiểm soát việc học của mình. Bạn hãy lập một danh sách tất cả những việc mà bạn cần phải làm, sau đó chia nhỏ khối lượng công việc thành những phần nhỏ hơn, dễ hoàn thành hơn. Nhưng học cũng phải có ưu tiên, bạn hãy lên kế hoạch của mình một cách thực tế, không nên bỏ tiết khi gần đến ngày thi, bởi bạn có thể bỏ lỡ một số tiết ôn tập trên lớp.

Hãy dùng thời gian giữa giờ để ôn lại bài, bạn có thể lên lịch cả giờ giải lao trong quá trình học cho mình. Hãy học ôn sớm, ngay từ đầu từ 1-2 giờ/ngày và dần dần xây dựng thành thói quen khi kì thi ngày càng đến gần.

2. Tôi có quá nhiều thứ phải học mà thời gian lại còn quá ít

Xem lại các bài đã học, xem lại một cách kĩ lưỡng chương trình học, các tài liệu đọc tham khảo và những bài ghi trên lớp của bạn. Việc ôn tập lại những phần đã học sẽ tiết kiệm được thời gian đặc biệt đối với những bài không phải là tác phẩm văn học, bởi nó giúp bạn tổ chức sắp xếp lại những nội dung chính và chú trọng vào chúng.

Vì vậy, bạn hãy áp dụng phương pháp này vào cách học của riêng bạn, áp dụng nó vào những tài liệu bạn đang phải học, nhưng cần phải nhớ là việc xem lại các bài đã học không phải là cách thay thế hiệu quả cho việc đọc chúng từ trước.

3. Phần này khô khan quá, tôi thậm chí không thể nào thức mà đọc được nó

Tấn công vào các phần như vậy. Hãy chủ động với những bài bạn đọc của bạn. Bạn hãy tự hỏi mình xem “Cái gì quan trọng cần phải nhớ trong phần này?”.

Bạn cũng nên ghi chú hay gạch chân những khái niệm chính trong bài, sau đó hãy thảo luận chúng với các bạn học trong lớp. Bạn nên học nhóm cùng nhau. Tuy nhiên, lưu ý là bạn nên đối mặt với những phần mà bạn thấy không hứng thú hơn là chỉ đọc chúng một cách thụ động mà lại bỏ qua mất những ý quan trọng.

Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Bạn có thể đọc thêm bài viết “Bước đơn giản giúp lập kế hoạch học tập, hiệu quả tức thì“ để có thể lập cho bản thân kế hoạch tốt.

4. Tôi đã đọc vấn đề đó. Tôi cũng hiểu, nhưng tôi lại không thể nhập tâm

Hãy giải thích các vấn đề một cách cụ thể. Đối với những cái mà chúng ta đã hiểu thì thông thường chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Khi bạn đọc một vấn đề mới nên cố gắng giải thích nó bằng những ví dụ của chính bạn. Hãy cố gắng kết hợp cái bạn đang học với những gì bạn đã biết. Bạn sẽ có thể nhớ những vấn đề mới tốt hơn nếu bạn liên hệ nó với điều gì đó mà bạn đã hiểu. Một số cách học như vậy bao gồm:

Cách chia nhỏ vấn đề: Đây là một cách hiệu quả để đơn giản hóa và làm cho lượng thông tin mới trở nên có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn như bạn muốn nhớ được các màu trong quang phổ (đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh lục, chàm, tím) bạn sẽ phải nhớ 7 từ theo đúng thứ tự của chúng. 

Thuật nhớ: Đó là bất cứ phương pháp trợ giúp trí nhớ nào mà giúp ta liên hệ thông tin mới với những gì mà ta quen thuộc.

Sau đó chúng ta có thể đổi những công thức trừu tượng đó thành một từ hay một cụm từ có ý nghĩa hơn, nhờ đó mà chúng ta sẽ nhớ nó tốt hơn. Những cách liên hệ tương tự như vậy cũng có thể đem lại hiệu quả, đặc biệt khi ta đang cố gắng học một ngôn ngữ mới nào đó. Song vấn đề mấu chốt ở đây lại là phải tạo ra sự liên hệ của riêng bạn, nhờ thế mà bạn sẽ không quên mất chúng.

Xem thêm:

TkBooks

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *