Việc sử dụng các phương thức lập luận trong đoạn văn một cách hiệu quả không chỉ giúp tăng cường sức thuyết phục của đoạn văn mà còn phản ánh kỹ năng tư duy phê phán của tác giả, vì thế, các phương thức lập luận trong văn bản là một chủ đề không thể bỏ qua cho bất kỳ ai mong muốn nâng cao khả năng viết lách và thuyết trình của mình.
Bài viết này sẽ đưa bạn đi từ những khái niệm cơ bản đến các chiến lược lập luận nâng cao, giúp bạn không chỉ hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng lập luận mạch lạc mà còn biết cách áp dụng chúng một cách linh hoạt trong các tình huống thực tế.
Mời các bạn tham khảo!
>>> Xem thêm: 6 thao tác lập luận trong văn nghị luận
I. Đoạn văn
1. Khái niệm đoạn văn
Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng, thể hiện một nội dung nào đó.
2. Yêu cầu của một đoạn văn
Đoạn văn phải có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.
– Tính trọn vẹn về nội dung: Đoạn văn phải thể hiện được một vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề và các câu trong đoạn đều hướng về nội dung đó.
– Sự hoàn chỉnh về hình thức:
+ Đoạn văn bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
+ Các câu trong đoạn văn phải có tính liên kết.
Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người như “Truyện Lục Vân Tiên”, “Dương Từ – Hà Mậu”; cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước như “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Thơ điếu Trương Định”,… và truyện thơ dài “Ngư Tiểu y thuật vấn đáp”.
(SGK Ngữ văn 9 – Tập 1, trang 112)
Nhận xét:
– Nội dung của đoạn văn: Làm sáng tỏ vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học Việt Nam – ông là “một nhà thơ lớn“.
– Sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn:
+ Câu 1 là câu chủ đề, các câu còn lại nêu dẫn chứng làm sáng tỏ câu chủ đề.
+ Phép thế: “Ông” (câu 2) thay cho “Nguyễn Đình Chiểu” (câu 1).
+ Phép liên tưởng: “nhà thơ” – “áng văn chương” – “truyện thơ dài”.
II. Phương thức lập luận trong đoạn văn
1. Phương thức lập luận là gì?
Phương thức lập luận, hay còn được gọi là cách thức lập luận, là những cách mà người viết hoặc người nói sử dụng để xây dựng và trình bày lý lẽ của mình nhằm thuyết phục người đọc hoặc người nghe. Các phương thức lập luận cung cấp một khuôn khổ để tổ chức ý tưởng, phát triển quan điểm, và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và mạch lạc.
2. Các phương thức lập luận trong đoạn văn thường gặp
2.1. Diễn dịch
Diễn dịch là đoạn văn mà cầu chủ đề (kí hiệu là C) là câu đầu đoạn, các câu còn lại làm sáng tỏ câu chủ đề.
Ví dụ: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần.
(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
2.2. Quy nạp
Quy nạp là đoạn văn mà câu chủ đề là câu cuối đoạn, các câu trước làm sáng tỏ câu chủ đề.
Ví dụ: Vào khoảng 1948 – 1949, phở Phú Xuân ở phố Ri-xô ăn được, đồng thời có phở Đông Mỹ, phở Tứ. Phở Tứ, phở Tàu Bay (bây giờ đã dọn thành cửa hiệu) và một ít hàng nữa mà ta không kể hết. Nhưng phở nào hình như cũng chỉ có một thời. Vì thế, nhiều hiệu và nhiều gánh phở có tiếng bây giờ nằm ngủ ở trên danh vọng. Người ta nghiệm thấy điều này: phần nhiều hàng phở lúc còn gánh thì ngon, mà dọn thành cửa hàng rồi thì kém.
(Miếng ngon Hà Nội – Vũ Bằng)
2.3. Tổng – phân – hợp ( T – P – H)
Tổng – phân – hợp là đoạn văn mà câu chủ đề là câu đầu và câu cuối đoạn, các câu còn lại làm sáng tỏ câu chủ đề. Câu chủ đề thứ hai có thể nhắc lại nội dung câu chủ đề thứ nhất hoặc nâng cao, mở rộng hơn.
Ví dụ:
Lối sống tối giản là lối sống cắt giảm vật dụng đến mức tối thiểu. Và với cuộc sống ít đồ vật, chúng ta sẽ càng dễ dàng chiêm nghiệm về bản thân và các yếu tố tinh thần hạnh phúc nhiều hơn nữa. Trang web “Minimal e ism less is future” của Nhật Bản đã đưa ra định nghĩa về người sống tối giản là người thực sự hiểu rõ cái gì là cần thiết cho mình chứ không phải theo đánh giá của người xung quanh. Nói khái quát, những người theo phong cách sống tối giản không chỉ rời bỏ những đồ vật thừa thãi mà còn tránh xa những suy nghĩa dư thừa, chỉ tập trung vào giá trị mình mong muốn.
(Sống tối giản – xu hướng của thời đại mới, Kênh 14, 07/05/2017)
Khi chúng ta khép lại hành trình khám phá các phương thức lập luận trong đoạn văn, hy vọng rằng bạn không chỉ thu thập được những kiến thức quý giá về cách thức tổ chức và phát triển lập luận mà còn cảm thấy được trang bị đủ dũng khí để áp dụng chúng vào các tác phẩm viết của mình.
Dù bạn đang viết một bài luận, báo cáo nghiên cứu hay chỉ đơn giản là muốn truyền đạt ý kiến cá nhân, việc áp dụng linh hoạt các phương thức lập luận sẽ luôn là chìa khóa giúp bạn đạt được sự thuyết phục và ấn tượng mà bạn mong muốn.
Hãy tiếp tục luyện tập, không ngừng khám phá và sử dụng các phương thức lập luận một cách sáng tạo để làm giàu thêm bộ sưu tập văn học của chính bạn.
Cuối cùng, nhớ rằng mỗi bước tiến trong việc hiểu biết và áp dụng các phương thức lập luận chính là một bước tiến trong hành trình trở thành một nhà văn và người truyền đạt ý tưởng xuất sắc.
Các phương thức lập luận trong đoạn văn ở trên được trình bày rất chi tiết trong cuốn Sổ tay Ngữ văn cấp 3 All in one. Các bạn học sinh hãy mua ngay cuốn sách này để ôn tập và luyện thi môn Ngữ văn nhé!
Ngoài cuốn Ngữ văn ở trên, bộ sách All in one cấp 3 còn có các cuốn Toán học, Vật lí, Hóa học, Tiếng Anh. Các bạn hãy inbox ngay cho Mcbooks để được tư vấn về bộ sách mà nhận nhiều mã giảm giá cực ưu đãi.
Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh THPT hàng đầu tại Việt Nam.