Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại tất cả các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 4 kì 2 thường gặp nhất trong đề thi, giúp các em học sinh nắm bắt được cấu trúc, nội dung và yêu cầu của từng dạng bài để từ đó tự tin hơn khi làm các bài thi, bài kiểm tra Tiếng Việt trên lớp.
Mời quý phụ huynh và các em tham khảo!
I. Bài tập phần Đọc – Hiểu
Phần Đọc – Hiểu kiểm tra khả năng đọc và phân tích nội dung văn bản của học sinh. Các dạng bài tập phổ biến bao gồm:
1. Dạng bài tập Chọn đáp án đúng
Học sinh cần đọc đoạn văn hoặc bài thơ và chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi liên quan đến nội dung hoặc ý nghĩa của bài.
Ví dụ: Tác giả nghe thấy những âm thanh gì khi máy bay vừa bay lên trả lại một vùng tĩnh mịch?
A. Tiếng mõ trâu, tiếng gà gáy trưa, tiếng xe lam
B. Tiếng máy bay, tiếng gà gáy trưa, tiếng sóng rào rạt
C. Tiếng sóng rào rạt, tiếng mõ trâu, tiếng gió thổi
2. Dạng bài tập Làm theo yêu cầu
Học sinh cần thực hiện các yêu cầu liên quan đến bài đọc, như trả lời câu hỏi, điền dấu câu hoặc phân tích nội dung. Các yêu cầu trong dạng bài này thường là:
+ Trả lời câu hỏi
Ví dụ: Theo em, Luông Pha-bang là một thành phố như thế nào?
+ Điền dấu câu thích hợp
Ví dụ: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:
Nhà thơ Tạ Hữu Yên 1927 – 1913 có nhiều tập thơ nổi tiếng như Bài thơ chính nghĩa 1951 Tiếng ca xanh 1978 Bức chân dung 1985 Nỗi nhớ ngày thường 1987 Ngọn súng biên phòng Trường ca 1983
II. Bài tập phần Luyện từ và câu
Các dạng bài tập trong phần Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ, hiểu rõ cấu trúc câu và các biện pháp nghệ thuật trong Tiếng Việt.
1. Dạng bài tập Nêu tác dụng của dấu trong câu
Học sinh cần xác định và nêu tác dụng của các dấu câu như dấu hai chấm, dấu gạch ngang,…
Ví dụ: Cho câu:
“Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng:
– Thế thì được.”
Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì?
……………………………………………………………..
Dấu gạch ngang trong câu trên có tác dụng gì?
……………………………………………………………..
2. Dạng bài tập Xác định danh từ, tính từ, động từ
Học sinh cần nhận biết danh từ, tính từ, và động từ trong câu sau đó sắp xếp chúng vào ô cho chính xác.
Ví dụ: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong những câu văn sau và điền vào bảng bên dưới:
Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.
Danh từ | Tính từ | Động từ |
…………………………………….
……………………………………. ……………………………………. |
…………………………………….
……………………………………. ……………………………………. |
…………………………………….
……………………………………. ……………………………………. |
3. Dạng bài tập về Biện pháp tu từ nhân hóa
Học sinh cần tìm các sự vật, hiện tượng được nhân hóa và phân tích cách nhân hóa.
Ví dụ: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến đấu câu. Mỗi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
– Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
– Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)
a. Trong đoạn văn trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?
b. Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?
4. Dạng bài tập Xác định Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ trong câu và nêu công dụng của chúng
Học sinh cần phân tích câu và xác định các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ sau đó nêu công dụng của chúng theo yêu cầu.
Ví dụ: Xác định trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong câu sau và nếu công dụng của trạng ngữ.
Khi thấy thấp thoáng chòm tháp nhọn vàng của ngôi chùa trên đỉnh núi Phu-xi, tôi mới biết là đã đến Luông Pha-bang.
Công dụng của trạng ngữ trong câu là:
……………………………………………………………………………………………
5. Dạng bài tập Điền vào chỗ chấm
Học sinh cần điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu.
Ví dụ: Chọn từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
thủ đô | thủ môn | thủ khoa |
a. Hà Nội là …………….. của nước Việt Nam.
b. Trong các trận đấu, anh ấy thường chơi ở vị trí ………….
c. Vì học tập chăm chỉ, anh của Lan đã đỗ…………… trong kì thi tuyển sinh đại học.
6. Dạng bài tập Tìm từ viết sai chính tả và viết lại
Học sinh cần tìm và sửa lỗi chính tả trong các danh từ riêng hoặc từ ngữ sau đó viết lại cho chính xác.
Ví dụ: Gạch dưới danh từ riêng viết sai chính tả trong các câu sau và viết lại cho đúng:
a. Em là học sinh lớp 4 trường tiểu học đặng trần côn.
………………………………………………………………
b. Quê em ở huyện ứng hòa, thành phố Hà nội.
……………………………………………………………….
c. Báo nhi đồng là tờ báo của Trung ương đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh.
………………………………………………………………………………………….
III. Bài tập phần Viết
Bài tập phần Viết yêu cầu các em học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu cụ thể, có thể dựa trên một câu chuyện hoặc trải nghiệm cá nhân.
Ví dụ: Em hãy viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Hi vọng rằng các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 4 kì 2 thường gặp nhất trong đề thi ở trên đã giúp các em hiểu rõ hơn về cấu trúc và yêu cầu của từng dạng bài, từ đó có thể ôn luyện một cách hiệu quả.
Các dạng bài tập tập Tiếng Việt lớp 4 kì 2 ở trên đều có sẵn trong 2 cuốn Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Việt lớp 4 – Tập 2 và 50 đề tăng điểm nhanh Tiếng Việt lớp 4. Quý phụ huynh hãy mua ngay sách để hỗ trợ con em mình học tốt môn Tiếng Việt hơn nhé!
Link đọc thử sách Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Việt lớp 4 tập 2: https://drive.google.com/file/d/1jEWptdoNZK74MqSTRXKMna5DV11t5NqN/view
Link đọc thử sách 50 đề tăng điểm nhanh Tiếng Việt lớp 4: https://drive.google.com/file/d/1_UY0QJyXiqcUXCkCMSh9HiMcdYhHG3ia/view
Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 4 hàng đầu tại Việt Nam!
Pingback: Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 4 kì 1 thường gặp nhất trong đề thi