Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 2 kì 1 thường gặp nhất trong đề thi

Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 2 kì 1 thường gặp nhất trong đề thi

Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 2 kì 1 dưới đây được Tkbooks tổng hợp lại từ những đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 trong vài năm trở lại đây.

Những dạng bài này sẽ giúp các em chủ động hơn trong việc ôn tập cũng như tự tin khi làm các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Mời quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo!

>>> Xem thêm: Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 2 kì 2

I. Bài tập phần Đọc thầm

Phần đọc thầm giúp học sinh rèn luyện khả năng đọc hiểu mà không cần đọc thành tiếng. Các bài tập này thường yêu cầu các em đọc một đoạn văn hoặc một câu chuyện ngắn, sau đó thực hiện các nhiệm vụ trong phần Đọc hiểu văn bản – Luyện tập.

Ví dụ: Đọc thầm đoạn văn sau:

Bài đọc thầm mẫu
Bài đọc thầm mẫu

II. Bài tập phần Đọc hiểu văn bản – Luyện tập

Đây là phần trọng tâm trong chương trình học, tập trung vào việc hiểu nội dung bài đọc và phát triển kỹ năng viết. Các dạng bài tập cụ thể trong phần này bao gồm:

Dạng 1: Chọn đáp án đúng dựa vào nội dung bài đọc

Học sinh sẽ được cung cấp một câu hỏi và một số đáp án để chọn ra phương án đúng nhất.

Ví dụ: Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ê-đi-xơn đã làm gì?

A. Ê-đi-xơn chạy đi gọi hàng xóm tới chữa bệnh cho mẹ.

B. Ê-đi-xơn chạy đi mời bác sĩ tới chữa bệnh cho mẹ.

C. Ê-đi-xơn ngồi bên lo lắng cho mẹ.

Dạng 2: Làm theo yêu cầu

Các bài tập trong phần này rất đa dạng và thú vị, bao gồm:

+ Chép lại câu văn

Yêu cầu học sinh chép lại một câu hoặc một đoạn văn để rèn luyện chữ viết.

Ví dụ: Chép lại câu văn nói lên việc làm của Ê-đi-xơn để có đủ ánh sáng cứu mẹ.

+ Xếp các từ ngữ vào nhóm từ chỉ người và nhóm từ chỉ hoạt động

Đề bài sẽ cho một số từ thuộc nhóm từ chỉ người và nhóm từ chỉ hoạt động. Nhiệm vụ của các em là phân loại và xếp chúng vào đúng nhóm.

Ví dụ: Sắp xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

bố chạy bác sĩ khám mời mẹ Ê-đi-xơn mổ

– Từ chỉ hoạt động: …………………………………………………………….

– Từ chỉ người: ………………………………………………………………..

+ Trả lời câu hỏi

Học sinh trả lời câu hỏi dựa trên nội dung đã đọc.

Ví dụ: Em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với mẹ?

+ Đặt dấu chấm, phẩy vào câu sao cho thích hợp

Bài tập dạng này yêu cầu các em điền dấu chấm, phẩy vào một câu cho sẵn. Câu văn này đã bị lược bỏ tất cả các dấu.

Ví dụ: Đặt dấu phẩy vào câu sau cho thích hợp:

Các bạn chơi bịt mắt bắt dê đá cầu nhảy dây trên sân trường.

+ Đặt câu

Các em cần đặt câu với một từ hoặc cụm từ cho trước hoặc đặt một câu theo yêu cầu cho trước để hoàn thành bài tập dạng này.

Ví dụ: Đặt một câu nói về hoạt động của học sinh.

+ Gạch chân dưới từ chỉ địa điểm hoặc từ chỉ người

Bài tập dạng này sẽ đưa ra một loạt các từ chỉ địa điểm và chỉ người đan xen lẫn nhau. Nhiệm vụ của các em là gạch chân dưới từ chỉ địa điểm hoặc từ chỉ người theo yêu cầu.

Ví dụ: Gạch chân dưới các từ chỉ địa điểm sau đây:

đỏ thắm cây dừa siêng năng đọc bài đen láy chăm chỉ cao

+ Điền vào chỗ chấm

Các em cần điền từ hoặc vần thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành từ hoặc tiếng hoàn chỉnh theo đúng chính tả.

Ví dụ: Điền “tr” hay “ch” vào chỗ chấm

…..ải đầu …..ung ……chuyển …..ạm gác đụng …..chạm

+ Giải câu đố

Đề bài sẽ đưa ra các câu đố. Nhiệm vụ của các em là giải câu đố và ghi lại đáp án ở phía dưới.

Ví dụ: Giải câu đố sau:

Quả gì nhiều mắt

Khi chín nứt ra

Ruột trắng nõn nà

Hạt đen nhanh nhánh?

(Là quả ……………………)

+ Viết đoạn văn dài 4 – 5 câu theo yêu cầu

Ở bài tập này, các em sẽ phải tự viết đoạn văn ngắn dài 4 – 5 câu theo yêu cầu mà đề bài đưa ra. Để viết được đoạn văn này, các em sẽ trả lời các câu hỏi gợi ý mà đề bài cho sẵn. Viết đúng chính tả, đặt dấu câu phù hợp là yếu tố then chốt để các em có thể đạt điểm tối đa trong phần này.

Ví dụ: Viết đoạn văn từ 4 – 5 câu giới thiệu một đồ dùng học tập mà em thích nhất.

Gợi ý:

– Em muốn giới thiệu đồ dùng học tập nào? Nó có đặc điểm gì nổi bật?

– Em dùng nó để làm gì?

– Nó giúp ích gì cho em trong học tập?

– Em có tình cảm gì đối với đồ dùng đó?

III. Bài tập phần Chính tả

Phần chính tả tập trung vào việc nghe và viết, giúp học sinh luyện kỹ năng viết đúng chính tả, ngắt nghỉ câu phù hợp, và rèn chữ viết đẹp.

Ví dụ: Nghe – viết

Thuyền ra khơi lênh đênh giữa biển khơi, bất ngờ có một cơn bão khủng khiếp kéo tới và làm lật tàu của họ. Toàn bộ các thuỷ thủ đều rơi xuống biển và cả chú khỉ cũng vậy, nó chắc chắn rằng mình sẽ bị chết đuối. Đột nhiên một chú cá heo xuất hiện và cứu mạng khỉ. Nó cũng khỉ trên lưng và bơi vào hòn đảo gần nhất để tránh bão.

Hi vọng rằng các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 2 kì 1 ở trên không chỉ giúp các em nắm chắc các dạng bài tập Tiếng Việt trong kì 1 mà còn đạt điểm số cao trong môn học này ở trên lớp.

Các dạng bài tập tập Tiếng Việt lớp 2 kì 1 ở trên đều có sẵn trong 2 cuốn Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Việt lớp 2 – Tập 150 đề tăng điểm nhanh Tiếng Việt lớp 2. Quý phụ huynh hãy mua ngay sách để hỗ trợ con em mình học tốt môn Tiếng Việt hơn nhé!

Link đọc thử sách Bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Việt lớp 2 tập 1: https://drive.google.com/file/d/1GtXHan_IPGwlOo9t3Kd60Gax8ivTcB1G/view

Link đọc thử sách 50 đề tăng điểm nhanh Tiếng Việt lớp 2: https://drive.google.com/file/d/1BA4DcSOTftbJRLXDgCLcFLWlK51aeBv4/view

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 2 hàng đầu tại Việt Nam!

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *