Bí quyết thần thánh giúp bạn giữ được sự tập trung cao độ

Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập, để làm một việc gì đó có hiệu quả. Hiệu suất cao chúng ta cần giữ được tập trung cao độ. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được sự tập trung như mong muốn. Trên thực tế, hàng ngày có rất nhiều nhân tố chủ quan hoặc khách quan khiến bạn không thể tập trung. Sau đây là những bí quyết bạn nên bỏ túi để giúp bản thân tập trung vào công việc hoạc học tập giúp đạt hiệu suất cao nhất.

Thứ nhất: Đảm bảo sức khỏe

Sức khỏe là yếu tố có vai trò chi phối rất lớn tới con người. Sự tập trung cũng không phải là ngoại lệ. Chỉ khi sơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái thì bạn mới có thể giữ tập trung trong khi làm việc hoặc học tập. Ngược lại, khi bạn sốt, đau đầu, buồn ngủ… thì làm sao bạn có thể tập trung đầu óc của mình vào việc học được? Chính vì thế, bí quyết cơ bản và quan trọng nhất để có thể tập trung đó chính là phải đảm bảo sức khỏe, tinh thần sảng khoái.

Thế nhưng hiện nay rất nhiều bạn trẻ không quan tâm, chủ quan với sức khỏe của bản thân. Việc thức quá khuya, thức đêm ngủ ngày hay đơn giản là ăn uống thất thường, không điều độ, ăn những thức ăn có hại cho sức khỏe… đang làm hại cơ thể bạn hàng ngày.

Làm sao để có sưc khỏe tốt? Rất đơn giản, hãy đi ngủ sớm hơn, đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 6 tiếng; ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng; tăng cường luyện tập thể dục thể thao… Việc đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất sẽ giúp đầu óc tập trung và phát huy tốt nhất quá trình học tập của bạn.

Thứ hai: Lập kế hoạch cho ngày mới

Trên thực tế, việc bạn không tập trung vào công việc là do bạn không xác định được cụ thể rằng hôm nay mình sẽ làm những việc gì. Do đó, có thể khi đang làm dở việc này bạn lại giật mình nhớ ra mình còn việc khác chưa làm, ngay lúc đó, đầu óc của bạn sẽ bị phân tán tư tưởng đến việc kia và sẽ làm lỡ việc mà mình đang làm giở.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần lập một kế hoạch cụ thể cho ngày mới. Chỉ cần bỏ ra mấy phút trước lúc đi ngủ để liệt kê những việc quan trọng mà mình cần làm vào ngày hôm sau sẽ giúp bạn kiểm soát công việc cũng như thời gian của mình một cách chủ động. Dĩ nhiên là trong một ngày không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo đúng kế hoạch, có những lúc sẽ có những yếu tố khách quan tác động đến bạn, do đó, cần vận dụng và điều chỉnh linh hoạt kế hạoch của mình sao cho phù hợp.

Thứ ba: Lựa chọn thời gian học tập phù hợp

Không phải ai cũng có thời gian học giống nhau, mỗi người sẽ có khoảng thời gian học tập hiệu quả khác nhau. Có người học hiệu quả vào buổi sáng sớm, cũng có người vào lúc đêm khuya… Điều đó lí giải cho việc có những lúc bạn học rất vào, rất tập trung, nhưng có lúc học thế nào cũng không vào và chỉ muốn vứt ngay quyển sách đang cầm trên tay. Chính vì thế, việc bạn cần làm là hãy thử học vào tất cả các khoảng thời gian trong ngày, rồi lựa chọn ra thời gian mà mình cảm thấy học hiệu quả nhất, để cố gắng sắo xếp thời gian vào lúc đó. Đừng gò ép bản thân học liên tục và học những lúc không tập trung, bỏi vì dù ngồi học nhưng đầu óc bạn mải “dạo chơi” đâu đó thì việc học cũng sẽ không hiệu quả.

Bí quyết thần thánh giúp bạn tập trung cao độ
Bí quyết thần thánh giúp bạn tập trung cao độ

Thứ tư: Tạo không gian học tập hiệu quả

Không gian học tập là yếu tố quyết định nhiều đến sự hứng thú trong việc học của bạn. Thử hỏi, nếu trong một không gian làm bạn cảm thấy bí bách, khó chịu thì làm sao bạn có thể tập trung vào việc học được. Mỗi người sẽ thích bài trí theo một phong cách riêng, có thể gọn gàng, cũng có thể hơi bừa bộn, chỉ cốt làm sao bản thân cảm thấy thoải mái nhất có thể. Một chậu cây, vài bức tranh hay chiếc chuông gió leng keng vui tai sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái cho bạn, cũng như tạo nên sự hứng thú trong việc học tập và làm việc.

Thứ năm: Đặt mục tiêu rõ ràng

Khi có một mục tiêu cụ thể sẽ thôi thúc bạn phải hành động. Bởi có những lúc trong học tập cũng như làm việc, khi gặp phải vấn đề khó giải quyết sẽ làm bạn cảm thấy chán nản, những lúc như thế nếu không có một mục đích cụ thể thì bạn sẽ rất dễ dàng bỏ cuộc vì căn bản chẳng có gì ràng buộc chúng ta cả. Giải pháp chính là, trước khi làm một việc gì đó, bạn hẵy đặt ra một  mục tiêu cụ thể mà mình cần đạt được, ví dụ như cần làm hết các bài tập môn toán, cần hoàn thành xong bản word trong tối nay, hãy nghĩ đến hậu quả nếu không làm xong việc đó. Cần trả lời được câu hỏi, mình làm việc này để làm gì? Làm việc này xong mình sẽ được gì? Những điều đó sẽ giúp bạn cố gắng hơn, không bị chán nản và bỏ dở giữa chừng.

Thứ sáu: Sắp xếp các môn học hợp lí

Việc học cùng một môn học trong một khoảng thời gian dài sẽ làm bạn cảm thấy nhàm chán, đầu óc căng thẳng và mất tập trung. Thế nên, bạn hãy sắp xếp đan xen các môn học trong một khoảng thời gian dài để tạo hứng thú khi học, cũng như để đầu óc linh hoạt hơn. Ví dụ như trong 3 tiếng thì nên học 3 đến 4 môn, giữ các khoảng thời gian chuyển tiếp giữ các môn bạn có thể nghe nhạc hoặc giải trí tầm 5 phút để giúp đầu óc thư giãn trước khi học một môn mới.

Thứ bảy: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Đây là một yêu cầu mà giáo viên vẫn thường nhắc nhở các học sinh mỗi ngày. Hầu như ai cũng biết những lại không làm theo và cũng không thấy được tầm quan trọng của nó. Bạn đã bao giờ lâm vào tình trạng ngồi nghe giáo viên giảng bài nhưng lơ mơ chẳng hiểu gì, và lúc đã không hiểu gì thì chúng ta sẽ dễ dàng vứt nó qua một bên và chẳng thèm suy nghĩ nữa. Đó chính là hậu quả của việc không xem trước bài khi ở nhà.

Trước khi đi ngủ, hãy cố gắng giành ít phút để xem lại và nắm những vấn đề chính của bài học ngày hôm sau, điều này sẽ giúp chúng ta hiểu trước về nội dung bài học và chuẩn bị để hỏi những vấn đề chưa hiểu. Việc hỏi những điều chưa biết và chia sẻ những điều thú vị khi đã đọc trước bài sẽ giúp bạn hiểu và nhớ lâu hơn.

Thứ tám: Khắc phục những yếu tố khách quan

Những yếu tố kể trên đều là những yếu tó chủ quan của bản thân chứng ta. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều yếu tố bên ngoài chi phối đến việc tập trung của chúng ta, như việc đang học mà bạn bè rủ đi chơi, hoặc mẹ nhờ làm giúp một việc gì đó. Điều quan trọng chính là việc chúng ta xử lý việc đó như thế nào để vẫn đảm bảo được việc học. Hãy tạo kỷ luật cho bản thân, hãy ấn định một thời gian học nhất định, khi có các yếu tố bên ngoài tác động, hãy xác định việc đó có quá quan trọng hay không, nếu không thì hãy xếp chúng sang một bên, chỉ khi nào đã hoàn thành việc học thì hãy xử lý chúng sau.

Sự tập trung là một yếu tố chi phối rất lớn đến việc học tập và làm việc của mỗi người, hãy cố gắng rèn luyện sự tập trung để việc học là làm của bạn đạt được hiệu quả cao nhất.

 

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *