Bộ GD&ĐT, đến 18h ngày 19/4/2017 có 842,490 thí sinh đăng ký thi THPT quốc gia. Trong đó, số thí sinh đăng ký xét tuyển là 629,788 (74.75%). Số thí sinh tự do là 71,896 (8.53%). Do vây mà kì thi THPT QG 2017 nhiều nguyện vọng ảo hơn mọi năm
-
Kì thi THPT QG 2017 nhiều nguyện vọng ảo
Năm nay, quy chế không giới hạn thí sinh đăng ký nguyện vọng, một thí sinh có thể đăng ký vào nhiều trường khác nhau hoặc nhiều ngành khác nhau trong cùng một trường. Do vậy, số lượng nguyện vọng được thí sinh đăng ký vào các trường tính đến thời điểm này dù rất lớn nhưng không thực chất.
Theo số liệu của Sở GD&ĐT Đà Nẵng tính đến ngày 19/04 đã có 32.186 nguyện vọng được đăng ký. Như vậy trung bình mỗi thí sinh chọn 3,4 NV. Hay tại Lào Cai, theo ông Lê Xuân Quốc, sở GD&ĐT tỉnh, phần lớn thí sinh tỉnh này đăng ký từ 3 đến 5 NV.
Theo một chuyên gia tuyển sinh cho hay, số nguyện vọng thống kê đến thời điểm hiện tại là rất ảo vì đây chỉ là số lượt thí sinh đăng ký, không phải số thí sinh.
Mặt khác, chỉ có số đăng ký nguyện vọng 1 là tương đối chính xác. Từ nguyện vọng 2 -3 trở đi, càng nhiều nguyện vọng tỷ lệ ảo càng lớn. Đặc biệt, những trường tốp giữa nhiều khả năng nguyện vọng 2 – 3 nhiều hơn số NV1.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng, tỷ lệ thí sinh đăng ký bằng 3 NV tập trung vào nhóm trường công an, quân đội.
-
Các trường lo kì thi THPT QG 2017 nhiều nguyện vọng ảo
Thống kê của Bộ GD&ĐT tính đến 18h ngày 19/4 tỷ lệ thí sinh đăng ký từ NV thứ 4 trở lên chiếm con số khá lớn, trên 800.000 nguyện vọng. Việc không giới hạn nguyện vọng của thí sinh đang gây sức ép rất lớn cho các trường trong việc chống nguyện vọng “ảo”.
Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo ĐH, trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhận định, các trường còn một nỗi lo ảo khác đó là thí sinh trúng tuyển vào trường nhưng không nhập học. “Đối với những thí sinh trúng tuyển NV5, NV6 trở lên, tôi lo rằng đó là những thí sinh không mặn mà muốn gắn bó với trường mà chỉ đăng ký lấp chỗ trống.” – ông Điền nói.
Về vấn đề kì thi THPT QG 2017 nhiều nguyện vọng ảo việc chống nguyện vọng ảo này, ông Nguyễn Tuấn Anh, trưởng phòng Đào tạo ĐH và Sau ĐH, trường ĐH Thủy lợi cho hay, dù Bộ GD&ĐT giúp các trường lọc ảo nhưng các trường vẫn phải tự chạy dữ liệu tuyển sinh để đưa ra mức điểm chuẩn dự kiến.
Sau đó dữ liệu đó được chuyển lên Bộ GD&ĐT, Bộ sẽ giúp các trường lọc ảo rồi sau đó các trường sẽ tiếp tục về chạy lại lần nữa nếu chưa đủ chỉ tiêu. Với quy trình này thì đến lần cuối cùng đưa dữ liệu lên phần mềm lọc ảo của Bộ các trường vẫn chưa hết ảo.