Chủ đề và sản phẩm STEM Hóa Học lớp 12 theo chương trình Hóa Học trong SGK

Chủ đề và sản phẩm STEM Hóa Học lớp 12 theo chương trình Hóa Học trong SGK

Bạn đang tìm kiếm các chủ đề và sản phẩm STEM Hóa Học lớp 12 phù hợp với chương trình SGK? Bài viết này sẽ giúp bạn hệ thống lại những nội dung quan trọng trong từng chương, đồng thời gợi ý các dự án STEM sáng tạo, thực tiễn và dễ triển khai trong lớp học.

Từ phản ứng este hóa trong chế tạo xà phòng sinh học đến mô hình nhũ hóa ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, mỗi chủ đề đều được kết nối chặt chẽ với kiến thức Hóa học lớp 12, giúp học sinh hiểu sâu, làm thật và phát triển tư duy khoa học.

Cùng Tkbooks khám phá ngay nhé!

🔹 CHƯƠNG 1 – ESTE – LIPIT

🧬 Chủ đề STEM phù hợp:

👉 Chủ đề 1. Sự nhũ hóa: Làm thế nào để rửa sạch dầu trên quần áo? – liên quan đến chất béo, xà phòng.

Bạn có thường bị “định luật quần áo mới” làm phiền không? Mỗi lần mặc áo mới, dù có cẩn thận đến đâu, bạn cũng thường bị dầu dính vào trong lúc ăn, đôi khi còn là dầu màu đỏ rất nổi bật. Lúc đó, bạn sẽ làm gì?

Cho vào máy giặt và thêm một ít nước giặt có lẽ là cách tiện lợi nhất. Nhưng cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Để rửa sạch vết dầu, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của dầu.

Nếu bạn đổ 1/4 thể tích nước và 1/4 thể tích dầu ăn vào một chai nước khoáng, đậy chặt nắp và lắc mạnh, bạn sẽ thấy nước trong suốt ban đầu và dầu hòa vào nhau, trở thành một chất lỏng đục. Nếu lại quan sát gần hơn, bạn sẽ thấy chất lỏng đục này thực chất là nước chứa rất nhiều giọt dầu nhỏ. Chất lỏng này được gọi là nhũ tương. Tiếp theo, hãy đặt chai nước khoáng trên bàn và không động đến nó. Một thời gian sau, bạn sẽ thấy dầu và nước tách ra. Chất nào sẽ nổi lên trên? Đúng vậy, dầu sẽ nằm ở trên. Nếu bạn tinh ý, có lẽ bạn đã nhận ra rằng, trong nước lẩu, dầu cũng thường nổi trên bề mặt nước. Điều này là vì dầu ăn không hòa tan trong nước và có mật độ nhỏ hơn nước.

Chúng ta đều biết rằng, một chất có thể hòa tan trong nước là do các phân tử của chất đó có thể “giữ chặt” với các phân tử nước và phân tán giữa các phân tử nước. Trong khi đó, các phân tử dầu lại không muốn “giữ chặt” với các phân tử nước, mà chỉ muốn “giữ chặt” với những phân tử cùng loại. Do đó, ngay cả khi chúng ta lắc chai mạnh, chỉ một phần các phân tử dầu được tách ra, tạo thành những giọt dầu nhỏ mà chúng ta thấy.

Vì dầu không hòa tan trong nước, nên rất khó để dùng nước thông thường để rửa sạch vết dầu trên quần áo. Nếu làm vậy, dầu sẽ không chịu rời đi, nó thà ôm chặt nhau và ở lại nguyên chỗ đó. Vậy làm thế nào để khiến dầu bị nước cuốn đi?

Thực tế cuộc sống cho chúng ta biết, khi rửa bát, chúng ta có thể dùng nước rửa bát; khi giặt quần áo, chúng ta dùng nước giặt; khi tắm, chúng ta dùng sữa tắm… Thực ra, tất cả những sản phẩm đó nhũ hóa, còn được gọi là “tenside”, là một “nhà môi giới” rất đáng dạng này đều chứa một loại chất giống nhau – chất nhũ hóa, tin cậy. Phân tử chất nhũ hóa thường có dạng dài, giống như : con nòng nọc. Một bên là đầu ưa nước, có thể gắn vào các phân tử nước, còn bên kia là đuôi ưa dầu, có thể gắn vào các phân tử dầu Bằng cách này, chúng ta có thể giúp các phân tử nước và dầu hòa thuận với nhau, cho phép dầu “hướng nội” hòa tan trong nước. Quá trình nhũ hóa này, nơi mà hai chất không hòa tan, dầu và nước, được nhũ hóa thành một dung dịch tương đối ổn định, được gọi là sự nhũ hóa.

Phân tử chất nhũ hóa gồm phần đầu và đuôi tròn. Phần dầu sẽ gắn với nước, phần đuôi gắn với dầu. Từ đó phân từ dầu nhỏ bé sẽ rơi vào trong nước.

Tuy nhiên, chất nhũ hóa không phải là “thuốc tiên” để loại bỏ vết bẩn. Quần áo mà chúng ta cho vào máy giặt đôi khi vẫn không được giặt sạch. Điều này là vì giữa các sợi vải có nhiều khe hở; nếu quần áo bị bẩn và không được làm sạch dầu lâu ngày, các phân t dầu sẽ thấm vào các khe hở của sợi vải. Ngay cả chất nhũ hóa cũng rất khó để kéo những phân tử dầu này ra. Vì vậy, sau khi quần áo  dính dầu, cách tốt nhất là nhanh chóng chà rửa bằng nước giặt hoặc nước rửa bát. Ngược lại, nếu quần áo dính không phải dầu, đôi khi chúng ta không cần dùng nước giặt cũng có thể làm sạch quần áo.

Chất nhũ hóa không chỉ giúp chúng ta tránh khỏi sự phiền toái của vết dầu trong cuộc sống, mà còn có nhiều vai trò rất quan trọng. Trong cơ thể chúng ta, có rất nhiều phân tử như vậy. Phần lớn cơ thể chúng ta là môi trường có nước, nhưng chúng ta cũng cần hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, trong đó đa số là những chất không hòa tan trong nước, giống như các phân tử dầu.

Quá trình các chất dinh dưỡng này đi vào tế bào thực chất tương tự như nguyên lý của sự nhũ hóa. Màng tế bào của chúng ta là một lớp phân tử chất nhũ hóa hai lớp. Những phân tử này thường xếp thành hai hàng, với đầu ưa dầu xếp gọn gàng ở giữa, trong khi đầu ưa nước hướng về hai mặt của hàng phân tử đó, tạo thành một quả cầu có thể tồn tại ổn định trong môi trường nước. Như vậy, nhiều phân tử protein không hòa tan trong nước có thể gắn kết vào các đuôi này và gắn vào màng tế bào. Những phân tử protein này có thể giúp ổn định cấu trúc tế bào hoặc giúp các phân tử dinh dưỡng không hòa tan khác đi qua màng tế bào, giúp cơ thể chúng ta phát triển khỏe mạnh.

Este - Lipit
Este – Lipit

🧬 Gợi ý sản phẩm STEM phù hợp với chủ đề này:

Dưới đây là các gợi ý sản phẩm STEM phù hợp với chủ đề này trong chương trình Hóa lớp 12:

🔬 1. Thí nghiệm mô phỏng sự nhũ hóa

Sản phẩm: Bộ mô hình đơn giản minh họa quá trình nhũ hóa bằng nước, dầu ăn và chất giặt rửa.

🧫 Hoạt động STEM:

  • Cho học sinh lắc chai chứa nước + dầu + chất nhũ hóa (nước rửa chén).
  • Quan sát sự hình thành nhũ tương và hiện tượng phân lớp nếu không có chất nhũ hóa.

🧫 Kiến thức liên quan:

  • Tính chất vật lý – hóa học của lipit, este.
  • Cơ chế hoạt động của chất hoạt động bề mặt (tenside).

🧪 2. Tự làm xà phòng sinh học từ dầu ăn thừa

Sản phẩm: Xà phòng sinh học thủ công tái chế từ dầu ăn và NaOH.

🧫 Hoạt động STEM:

  • Học sinh điều chế xà phòng bằng phản ứng xà phòng hóa.
  • So sánh tính nhũ hóa của xà phòng với nước rửa bát thương mại.

🧫 Kiến thức liên quan:

  • Phản ứng este hóa và phản ứng thủy phân.
  • Bảo vệ môi trường – tái chế dầu ăn

✨ 3. Mô hình màng tế bào – liên hệ sinh học

Sản phẩm: Mô hình 3D hoặc 2D về màng tế bào cấu tạo từ phân tử chất nhũ hóa (phospholipid).

🧫 Hoạt động STEM:

  • Dùng mô hình nòng nọc để minh họa đầu ưa nước – đuôi ưa dầu.
  • Giải thích vai trò nhũ hóa trong việc hấp thu chất béo và vitamin.

🧫 Kiến thức liên quan:

  • Tích hợp Hóa – Sinh – Vật lý.
  • Ứng dụng trong y sinh và công nghệ dược.

🧴 4. Điều chế và kiểm nghiệm nước giặt sinh học

Sản phẩm: Nước giặt hữu cơ tự pha từ xà phòng lỏng + hương liệu + chất làm mềm.

🧫 Hoạt động STEM:

  • Thực nghiệm tẩy vết dầu trên vải bằng sản phẩm tự làm và sản phẩm thương mại.
  • Đánh giá hiệu quả tẩy vết dầu qua quan sát và cảm nhận.
Điều chế nước giặt sinh học
Điều chế nước giặt sinh học

🧫 Kiến thức liên quan:

  • Ứng dụng hóa hữu cơ trong đời sống.
  • Tư duy sáng tạo – kiểm chứng thực nghiệm.

🌏 5. Dự án truyền thông: “Dầu ăn thừa – xử lý thế nào?”

Sản phẩm: Video, infographic hoặc báo cáo đề xuất phương án thu gom và tái chế dầu ăn tại nhà/trường học.

🧫 Hoạt động STEM:

  • Học sinh nghiên cứu và đề xuất mô hình thu gom, xử lý.
  • Tích hợp kiến thức về hóa học, kinh tế, bảo vệ môi trường.

🧫 Kiến thức liên quan:

  • Lipit, este – tác hại của dầu ăn thừa nếu xả thải.
  • Kỹ năng mềm: thuyết trình, làm clip, khảo sát cộng đồng.

👉 Chủ đề 2. Chất xúc tác: Đau khổ làm kẻ mạnh thêm mạnh, kẻ yếu thêm yếu? – có thể liên hệ tới quá trình phản ứng este hóa cần xúc tác axit.

🔹 CHƯƠNG 2 – CACBOHIĐRAT

🧬 Chủ đề STEM phù hợp:

👉 Chủ đề 1. Thực phẩm bổ sung: Chất phụ gia có thể ăn được không? – liên quan đến glucozơ, tinh bột.

👉 Chủ đề 2. Rau hữu cơ và hợp chất hữu cơ – bổ trợ cho khái niệm về cacbohidrat là hợp chất hữu cơ.

🔹 CHƯƠNG 3 – AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN

🧬 Chủ đề STEM Hóa Học phù hợp:

👉 Sợi tổng hợp: Khác nhau giữa vải tự nhiên và vải tổng hợp là gì? – có thể đề cập đến protein như len, tơ tằm (thiên nhiên) vs sợi tổng hợp.

👉 Cao su: Gôm tẩy được làm từ gì? – kết nối với polymer của amino axit.

🔹 CHƯƠNG 4 – POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

🧬 Chủ đề STEM Hóa Học phù hợp:

👉 Túi nhựa có gây ô nhiễm môi trường không?

👉 Sợi tổng hợp, Cao su

👉 Silicon dioxide: Cát có thể biến thành pha lê không? – liên quan tới vật liệu nhân tạo.

🔹 CHƯƠNG 5 – ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

🧬 Chủ đề STEM phù hợp:

👉 Kim loại thay thế: Thời kỳ đồ đồng có trước thời kỳ đồ sắt?

👉 Xác định vàng thật: Vàng thật có sợ lửa không?

👉 Kim loại bạc: Có thể thử độc bằng đũa bạc không?

👉 Hợp kim: Đồ đồng có được làm từ đồng không?

🔹 CHƯƠNG 6 – KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

🧬 Chủ đề STEM phù hợp:

👉 Nhiên liệu: Nước có thể đốt cháy nến không? – gắn với phản ứng oxy hóa khử.

👉 Thí nghiệm màu lửa: Tại sao pháo hoa lại rực rỡ? – gắn với các ion kim loại như Na⁺, K⁺, Ca²⁺…

🔹 CHƯƠNG 7 – SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

🧬 Chủ đề STEM phù hợp:

👉 Phản ứng oxid hóa: Trong mỗi cơ thể đều có một “vũ trụ nhỏ”?

👉 Bùng nổ: Bỏng ngô nổ thế nào? – liên hệ phản ứng nhiệt, oxy hóa.

👉 Fritz Haber: Thiên thần hay ác quỷ? – liên quan tới sản xuất NH₃ bằng kim loại và vai trò của sắt làm xúc tác.

🔹 CHƯƠNG 8 – PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

🧬 Chủ đề STEM phù hợp:

👉 Chất chỉ thị: Tại sao hoa bìm bìm đổi màu? – giúp nhận biết ion axit – bazơ.

👉 Dập lửa: “Dùng lửa để dập lửa” có khả thi không? – nhận biết chất và phản ứng của chúng.

🔹 CHƯƠNG 9 – HOÁ HỌC VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG

🧬 Chủ đề STEM phù hợp:

👉 Túi nhựa có gây ô nhiễm môi trường không?

👉 Thực phẩm bổ sung, Phân bón – liên hệ tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

👉 Marie Curie, Lavoisier, Mendeleev, Fritz Haber – câu chuyện khoa học và xã hội.

👉 Nước và sự tinh khiết của nó – liên hệ đến chất lượng nước và kinh tế.

Nếu bạn yêu thích những hoạt động STEM thú vị, những thí nghiệm sinh động gắn liền với kiến thức SGK, đừng bỏ lỡ “STEM Hóa Học – Cuốn Sổ Tay Ma Thuật” – ấn phẩm đặc biệt dành riêng cho học sinh THPT từ TKbooks!

📘 Cuốn sách cung cấp hàng chục ý tưởng STEM Hóa học được minh họa bằng hình ảnh, hướng dẫn từng bước chi tiết và kết nối chặt chẽ với chương trình học.

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1xr6QjFOd9ytCaW3CwClKm-lIQ0B7qwWO/view

Đặt mua ngay để khơi nguồn cảm hứng học Hóa – Biến lý thuyết thành trải nghiệm thực tế ngay hôm nay nhé!

TKbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nguyễn Thị Thu Thanh

Em là chuyên viên Chăm sóc khách hàng của Tkbooks.

Em đang online. Anh chị cần hỗ trợ gì cứ nhắn ạ!

Powered by ThemeAtelier