Khác với chương trình Toán lớp 1, lên lớp 2, môn Toán bắt đầu mở rộng hơn, với phạm vi rộng hơn, bắt đầu vào phần phép nhân, chia đơn giản. Học về các hình khó hơn như hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật, ngoài ra còn học về cách giải bài toán có lời văn.
Nhằm giúp học sinh đạt điểm số tốt trong kỳ thi cuối kì, POMath đã tổng hợp lại các kiến thức cần ghi nhớ trong chương trình Toán 2 học kì I trong bài viết dưới đây. Phụ huynh hãy lưu lại và ôn tập cùng các con nhé!
Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100
Phép cộng có nhớ là các phép cộng mà khi cộng dồn các số hạng thuộc một hàng nào đó lại thì có kết quả lớn hơn 10.
Ví dụ: 36 + 8 = 44
Ta có:
- 6 +8 = 14, viết 4 nhớ 1
- 3+0 = 3, thêm 1 bằng 4
- Vậy kết quả bằng 44
Trong đó:
- Số 36 là số hạng thứ nhất
- Số 8 là số hạng thứ hai
- 44 là tổng của phép tính công giữa 36 và 8
>>> Tham khảo thêm: Hệ thống kiến thức Toán 3 học kì I
Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
Phép trừ có nhớ là phép trừ mà khi thực hiện phép tính số bị trừ thuộc hàng nào đó nhỏ hơn số trừ, thì ta cần có nhớ.
Ví dụ: 43 – 7 = 36
Ta có:
- 3 không trừ được 7, mượn 1 ở hàng chục là 13
- lấy 13 trừ 7 bằng 6, viết 6, nhớ 1
- 4 trừ 1 bằng 3, viết 3
- Vậy kết quả bằng 36
Trong đó:
- Số 43 là số bị trừ
- Số 7 là số trừ
- Số 36 là hiệu của phép tính trừ giữa 43 và 7
Các đại lượng đo lường
Thời gian:
- Ngày, giờ, tháng, năm: Một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
Giờ, phút
- 1 giờ = 60 phút;
- 1 phút = 60 giây;
- 1 ngày có 24 giờ.
Ki-lô-gam
- Ki-lô-gam là một đơn vị đo lường. Nó dùng để xác định độ nặng nhẹ của các vật (trọng lượng).
- Ki-lô-gam viết tắt là kg.
- 1 ki-lô – gam = 1 kg; 2 ki – lô-gam = 2 kg; 5 ki-lô-gam = 5 kg;
Ví dụ: Nam có cân nặng là 40 ki – lô gam = 40 kg.
Đề -Xi-mét
- Đề – xi – mét là đơn vị đo độ dài.
- Đề – xi – mét viết tắt là dm.
- 1 dm = 10 cm; 10 cm = 1 dm.
Giải bài toán có lời văn
Khi gặp dạng toán này, cần biết cách xác định: số lớn, số bé, phần nhiều hơn/ít hơn”. Học sinh cần biết áp dụng công thức:
- Số lớn = Số bé + phần “nhiều hơn”
- Số bé = Số lớn – phần “ít hơn”
Ví dụ:
Bài toán ít hơn:
Lớp 2B có 20 bạn nữ, bạn nam của lớp ít hơn số bạn nữ là 2 bạn. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu bạn nam?
Bài toán nhiều hơn:
Tuần trước em được 7 điểm 10, tuần này em được nhiều hơn tháng trước 4 điểm 10. Hỏi tuần này em được mấy điểm 10?
Tìm thành phần chưa biết của phép tính (Tìm X)
Để giải được các bài toán tìm X thì cần dựa vào các thành phần và kết quả của phép tính:
Phép cộng:
Số hạng + số hạng = Tổng
- Số hạng = Tổng – số hạng
Phép trừ:
- Số bị trừ – số trừ = Hiệu
- Số bị trừ = Số trừ + Hiệu; Số trừ = Số bị trừ – Hiệu
Phép nhân:
- Thừa số x thừa số = Tích
- Thừa số = Tích: thừa số
Phép chia:
- Số bị chia : số chia = Thương.
- Số bị chia = Số chia x Thương;
- Số chia = Số bị chia: Thương
Hình học
Hình tứ giác – hình chữ nhật
Tứ giác là một đa giác Có 4 cạnh và 4 đỉnh.
Hình chữ nhật là hình tứ giác đặc biệt và có 4 góc vuông bằng nhau, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
Hình tam giác
Hình tam giác là hình có 3 cạnh, 3 góc tạo từ 3 đường thẳng cắt nhau tại 3 điểm. Hình tam giác có tổng 3 góc bằng 180 độ.
Hình tam giác ABC có:
- Ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
- Ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
- Ba góc là: GÓC ABC, góc BAC, góc ACB
Những kiến thức Toán 3 học kì I ở trên đều được tổng hợp rất đầy đủ, có bài tập đi kèm vô cùng sinh động để các bé thực hành trong bộ Combo POMath – Toán tư duy cho trẻ em 7 – 8 tuổi (Tập 1 + 2).
Tkbooks tự hào là nhà xuất bản Toán tư duy tiểu học hàng đầu tại Việt Nam.