Làm cách nào để học tốt và đạt điểm cao các môn “toàn lý thuyết”? Dưới đây là bí quyết giúp bạn học tốt các môn lý thuyết.
Sử dụng sơ đồ tư duy
Bất cứ môn học nào cũng đều có thể sử dụng sơ đồ tư duy các bạn nhé! Sơ đồ tư duy giúp bạn mường tượng được tất cả kiến thức phải học và nó có móc nối, liên quan đến nhau như thế nào. Vẽ được sơ đồ tư duy của môn học, tức là bạn đã thành công 50% trong việc học, nhớ toàn bộ kiến thức của môn đó.
Kỹ năng học và tự học là một trong những kỹ năng cần thiết giúp chúng ta đạt được kết quả học tập tốt. Những phương pháp trong bài “Kỹ năng học và tự học” sẽ giúp các bạn rèn luyện kỹ năng học và tự học hiệu quả, đem lại kết quả học tập tốt hơn.
Chia nhỏ nội dung
Không học cả một bài dài một lúc mà chia nhỏ nội dung kiến thức cần học ra rồi mới học. Làm như vậy sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung thời gian nhiều hơn cho những phần khó thuộc, khó học. Học từ phần kiến thức dễ, tới phần kiến thức khó. Như vậy, sau khi học xong 1 phần kiến thức bạn sẽ thấy hứng thú hơn và có động lực hơn khi đã hoàn thành xong 1 mục công việc.
Vừa học vừa liên hệ thực tế
Đối với các câu hỏi thuộc cấp độ vận dụng đòi hỏi các bạn cần có kiến thức xã hội thực tế mới có thể làm và đưa quan điểm của mình vào được. Do đó, trong quá trình học và ôn luyện kiến thức bạn cần phải liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế để nhớ lâu hơn và biết cách vận dụng vào trong giải đề thi.
Vừa học vừa ghi chép
Khi bạn học thuộc một phần kiến thức, bạn hãy dùng bút ghi xuống những nội dung kiến thức bạn đang học theo các gạch đầu dòng hoặc theo cách sắp xếp mà bạn dễ theo dõi nhất. Việc ghi lại nội dung trong quá trình bạn học và ôn luyện là cách mà bạn “gọi não” ghi nhớ các thông tin mà bạn cần nhớ. Việc này rất ít được các bạn để ý tới, nhưng đây là cách cực kỳ cần thiết để bạn nhớ toàn bộ kiến thức các môn lý thuyết.
Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Sau khi học theo các cách trên, bạn chú ý nhớ lại một lượt trong đầu các kiến thức bạn đã học theo đặc điểm, thứ tự cách sắp xếp ý. Một khi đã nhớ lại được toàn bộ nội dung kiến thức như trên, chắc chắn bạn đã “tinh thông” kiến thức phần bài học đó rồi đấy.
Xem thêm: