GỢI Ý LÀM 15 BÀI ĐỌC HIỂU TRÊN
VĂN BẢN 1
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ: Tự do.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: lòng tự tôn của một người Việt Nam, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Ẩn dụ
– Hình ảnh “nghe máu thấm biên cương”: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tác dụng: nhấn mạnh nỗi xót xa, đau đớn trước những hi sinh trong cuộc chiến đấu giữ gìn biên giới của đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
– Hình ảnh “mây buồn”, “đêm trường” gắn với địa danh – “Lũng Cú”, “Nam Quan” ẩn dụ cho cuộc chiến nơi biên thùy còn cam go, khốc liệt, dai dẳng.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý: giải thích ngắn gọn, chứng minh vai trò của lòng tự tôn dân tộc.
VĂN BẢN 2
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là Tâm. Học sinh dựa vào những suy nghĩ của nhân vật Tâm để nhận xét: là con người nhạy cảm, ích kỷ, hẹp hòi.
Câu 3. Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ.
C: Tâm
V: nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ
ngày ngày cắp sách đi học
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, nhấn mạnh vào sự coi trọng nguồn cội, gốc gác của mình.
VĂN BẢN 3
Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là: trình bày về sự nguy hại của biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam.
Câu 2. Theo văn bản, biến đổi khí hậu đã và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam:
– Về môi trường: bão nhiệt đới mạnh hơn, ngập lụt diện rộng ở cả ba miền, nhiệt độ tăng cao
– Về kinh tế: thiệt hại 10% GDP khi nước biển dâng, 33/63 tỉnh, thành phố, 5/8 vùng kinh tế bị đe dọa.
– Về đời sống xã hội: 22 triệu người mất nhà cửa, 1 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long phải di dời,…
Câu 3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo.
Câu 4. Học sinh tự đưa ra một số giải pháp để làm hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống con người, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ví dụ: bảo vệ rừng ngập mặn, xây dựng đê biển, cống ngăn mặn, chuyển đổi sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, bảo vệ nguồn nước ngọt,…
Hướng dẫn giải 15 đề văn đọc hiểu văn bản ôn thi THPT Quốc Gia (phần 2)
VĂN BẢN 4
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản: khẳng định điểm số không phải tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự thành công của một học sinh.
Câu 3. Theo quan điểm của người viết, các bậc cha mẹ không nên tạo áp lực điểm số cho con mình vì:
+ Mỗi học sinh có một năng lực riêng, cần tôn trọng đặc điểm này của mỗi cá nhân.
+ Sự đánh giá chỉ dựa vào điểm số sẽ khiến con cái mất đi sự tự tin, tạo rào cản tâm lý trước tiêu chuẩn của thành công, đẩy xa khoảng cách cha mẹ và con cái,…
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý nhấn mạnh đến sự bình đẳng của mọi công việc có ích cho xã hội và thay đổi cách nhìn nhận của con người về vấn đề này.
VĂN BẢN 5
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ: Hành chính.
Câu 2. Học sinh trả lời theo hướng “quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo” là quyền của mỗi người được phép nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, phát minh,
sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật,…; pháp luật bảo vệ quyền đó của mỗi người.
Câu 3. Học sinh kể ra một tình huống liên quan đến việc xâm phạm quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo mà mình biết và nêu lên tác hại của sự xâm phạm ấy. Tình huống cần chính xác, thực tế, có sức thuyết phục, không trái với quy định của pháp luật.
Câu 4. Học sinh nêu ít nhất hai việc nên làm để tránh bị xâm phạm quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo. Ví dụ cần hợp lí, thuyết phục, không trái với quy định của pháp luật.
VĂN BẢN 6
Câu 1. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
– Nhân hóa: “hàng còn chờ”, “tiếng xe reo”
– Điệp ngữ: “nhớ”
Câu 3. Giọng điệu: tự nhiên, mộc mạc, chân chất, tha thiết, đầy lạc quan.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn và lý tưởng cách mạng của người lính.
VĂN BẢN 7
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ: Báo chí.
Câu 2. Học sinh có thể đặt một trong những tiêu đề sau cho văn bản: Một ngày của giáo sư đạt giải Nobel Vật lý 2016; Giáo sư người Anh bình thản đi dạy sau khi nhận tin đạt giải Nobel Vật lý 2016;…
Câu 3. Học sinh có thể đưa ra nhận xét như sau về con người của
- Duncan Haldane: khiêm tốn, hài hước, tận tâm.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, nhấn mạnh đến sự khiêm nhường của con người khi đón nhận thành công.
VĂN BẢN 8
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính: phân tích
Câu 2. Học sinh dựa trên sự diễn giải của người viết để trình bày tự học là: tích lũy, trau dồi kiến thức cho bản thân từ những người thầy trực tiếp dạy bảo và từ những con người ở xung quanh.
Câu 3. Trên con đường tìm kiếm tri thức, người tự học có thể đối mặt với những khó khăn: nhầm lẫn mà không có sự phản biện, ảo tưởng về vốn tri thức của bản thân.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần làm rõ ý nghĩa của việc tự học – con đường để chiếm lĩnh tri thức đa dạng, phong phú và khả năng học tập suốt đời.
VĂN BẢN 9
Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2. Chủ đề của đoạn thơ: lời tâm sự của đứa con trai đã thấu hiểu tấm lòng bao dung, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.
Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ:
– cuộc đời – con đường dài.
– đèo dốc chông gai ẩn dụ cho những khó khăn, bất trắc của cuộc đời.
– đôi chân của mẹ ẩn dụ cho sự nuôi nấng, dạy dỗ của mẹ trở thành hành trang cho con vững vàng với sóng gió.
Các biện pháp tu từ giúp người con thể hiện được lời hứa với mẹ của mình và khẳng định mẹ luôn là nguồn sức mạnh nâng bước cho con trong cuộc đời.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý nhấn mạnh bổn phận của con cái với cha mẹ: thấu hiểu, chia sẻ, biết ơn.
VĂN BẢN 10
Câu 1. Văn bản trên sử dụng kiểu lập luận: phân tích.
Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt giữa con người với con người là do học vấn, không phải vì giàu nghèo, sang hèn.
Câu 3. Tác giả đã lý giải câu ngạn ngữ bằng lập luận logic sau: địa vị hay sự giàu sang không phải do trời ban tặng, học vấn sẽ giúp con người tạo dựng hoặc thay đổi vị thế và của cải của chính mình.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần khẳng định vai trò của học vấn trong việc hình thành nhân cách mỗi con người.
VĂN BẢN 11
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận chính: phân tích.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: nếu chúng ta kì vọng vào sự hoàn hảo, thành công sẽ không thể đến.
Câu 3. Cụm từ “bản nháp thất bại” được nhắc đến trong bài viết có thể hiểu như sau: những sai lầm, những khó khăn trước khi đạt đến kết quả cuối cùng, để làm được một việc nào đó, chúng ta cần hiểu biết đầy đủ và chín chắn về những điều kiện cần thiết để đạt được, có cái nhìn đúng mực về những khó khăn ẩn sau mọi điều ta mong muốn vươn tới, và nhất là chấp nhận thất bại và vượt qua nó để đạt được mục đích đã đặt ra.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần làm rõ vấn đề: người thất bại không có nghĩa là người kém cỏi mà cần coi thất bại là động lực để tiếp tục cố gắng.
VĂN BẢN 12
Câu 1. Thao tác lập luận chính của văn bản trên là: bình luận.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: giá trị của thư viện đối với văn hóa đọc
Câu 3. Vai trò của thư viện: môi trường giáo dục an toàn, kho lưu trữ thông tin khổng lồ không thể thay thế, tạo dựng các giá trị văn hóa cho xã hội.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, chú ý xuất phát từ hiện trạng văn hóa đọc, cuộc chiến sách giấy – sách điện tử để đưa ra những biện pháp cụ thể giúp văn hóa đọc không mai một.
VĂN BẢN 13
Câu 1. Văn bản được viết ở thể thơ: tự do.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: biểu cảm. Nội dung chính của đoạn thơ: viết về nỗi nhớ đôi mắt em ở những ngày đất nước thanh bình.
Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần làm rõ các tín hiệu nghệ thuật mà tác giả sử dụng để thể hiện nỗi nhớ da diết, sự mong ngóng được gặp người con gái ấy.
VĂN BẢN 14
Câu 1. Chủ đề của đoạn thơ: viết về những kí ức đẹp về em mà anh sẽ giữ mãi
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên: biểu cảm.
Câu 3. Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ.
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần nhấn mạnh đến cách sống trọn vẹn, ý nghĩa của mỗi đời người; sống để còn mãi trong trái tim mọi người.
VĂN BẢN 15
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận: bình luận.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên: con người muốn thành công thì phải định nghĩa chiến thắng một cách linh hoạt.
Câu 3. Học sinh trình bày cách hiểu về “chiến thắng một cách linh hoạt” như sau: cho phép bản thân được có những khoảng chùng, những đoạn sai lệch, thay đổi mục tiêu cá nhân khi không còn phù hợp,…
Câu 4. Học sinh tự viết đoạn văn, cần nhấn mạnh thành công là quá trình nỗ lực lâu dài và con người luôn phải chủ động vượt qua những khó khăn, chấp nhận những đoạn nghỉ để đạt được mục đích cuối cùng.
Xem thêm:
- Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán mã đề 002 trường THPT Lý Thường Kiệt tỉnh Bình Thuận
- Đề kiểm tra 1 tiết lớp 6 học kì 1 năm học 2016 – 2017