Các công thức lũy thừa lớp 6 dưới dạng sơ đồ tư duy kèm bài tập

Các công thức lũy thừa lớp 6 kèm dạng toán đi kèm và lời giải chi tiết

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các công thức lũy thừa lớp 6 dưới dạng sơ đồ tư duy, kèm theo các bài tập thực hành được chia thành các dạng toán với lời giải chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức một cách toàn diện.

Mời các em tham khảo!

>>> Xem thêm: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh kèm đáp án

I. Các công thức lũy thừa lớp 6

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

an = a × a × … × a (n thừa số a, với n là số tự nhiên).

Ví dụ: 23 = 2 x 2 x 2 = 8.

2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

am x an = am + n.

Ví dụ: 23 x 24 = 23 + 4 = 27.

3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số

am : an = am – n.

Ví dụ: 25 : 22 = 25 – 2 = 23.

4. Lũy thừa của một lũy thừa

(am)n = am x n.

Ví dụ: (23)2 = 23 x 2 = 26.

5. Lũy thừa của một tích

(a x b)n = an x bn.

Ví dụ: (2 x 3)2 = 22 x 32 = 4 x 9 = 36.

6. Lũy thừa của một thương

(a/b)n = (an/bn) (với b≠0).

Ví dụ: (2/3)2 = (22/32) = 4/9.

7. Lũy thừa với số mũ 0

a0 = 1 (với a≠0).

Ví dụ: 50 = 1.

8. Lũy thừa với số mũ 1

a1 = a.

Ví dụ: 71 = 7.

Các công thức lũy thừa lớp 6 dưới dạng sơ đồ tư duy
Các công thức lũy thừa lớp 6 dưới dạng sơ đồ tư duy

II. Các dạng toán về lũy thừa lớp 6 kèm lời giải chi tiết

Dạng 1: Dùng lũy thùa để viết gọn các tích nhiều thừa số giống nhau

1. Phương pháp

Biến đổi để xuất hiện các thừa số giống nhau.

Áp dụng quy tắc: a.a.a…a = an (n thừa số).

2. Các ví dụ

Ví dụ 1:

Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa:

a) 7.7.7.7;

b) 3.5.15.15;

c) 2.2.5.2.5;

d) 1000.10.10;

e) a.a.a.b.b.b.b;

g) x.x.x + y.y.y.

Hướng dẫn giải

a) 7.7.7.7 = 74.

b) 3.5.15.15 = 15.15.15 = 153.

c) 2.2.5.2.5 = 23.52.

d) 1000.10.10 = 10.10.10.10.10 = 105.

e) a.a.a.b.b.b.b = a3.b4.

g) x.x.x + y.y.y = x3 + y3.

Ví dụ 2: Viết các số sau dưới dạng một lũy thừa với cơ số cho trước:

a) 27, cơ số 3;

b) 125, cơ số 5;

c) 256, cơ số 4;

d) 256, cơ số 2.

Hướng dẫn giải

a) 27 = 3.3.3 = 33.

c) 256 = 4.4.4.4 = 44.

b) 125 = 5.5.5 = 53.

d) 256 = 2.2.2.2.2.2.2.2 = 28.

Dạng 2: Nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số

1. Phương pháp

Dùng công thức am.an = am + n ( chú ý giữ nguyên cơ số, cộng các số mũ);

Dùng công thức am : an = am – n ( chú ý giữ nguyên cơ số, trừ các số mũ).

2. Ví dụ

Viết kết quả phép tính sau dưới dạng lũy thừa:

a) 163.24;

b) a4.a.a2;

c) a4 : a (a≠0);

d) 415 : 45;

e) 46 : 46;

g) 98 : 32.

Hướng dẫn giải

a) 163.24 = 163.16 = 163 + 1 = 164.

b) a4.a.a2 = a4 + 1 + 2 = a7

c) a4 : a = a4 -1 = a3.

d) 415 : 45 = 415 – 5 = 410

e) 98 : 32 = 98 : 9 = 98 – 1 = 9

Dạng 3: Viết một số dưới dạng tổng các lũy thừa của 10

1. Phương pháp

Viết abcd thành a.103 + b.102 + c.101 + d.100.

2. Ví dụ

Viết mỗi số sau dưới dạng tổng các lũy thừa của 10:

a) 234;

b) 2056;

c) 2670.

Hướng dẫn giải

a) 234 = 2.102 + 3.101 + 4.100.

b) 2056 = 2.103 + 0.102 + 5.101 + 6.100.

c) 2670 = 2.103 + 6.102 + 7.101 + 0.100.

Dạng 4: Tìm số mũ hoặc cơ số của một lũy thừa

1. Phương pháp

Ta đưa về hai lũy thừa bằng nhau:

  • Trường hợp số mũ bằng nhau, chẳng hạn an = bn thì a = b.
  • Trường hợp cơ số bằng nhau, chẳng hạn am = an

+ Nếu a ≠ 0, a ≠ 1 thì m = n;

+ Nếu a = 0 thì m, n là số tự nhiên bất kì khác 0;

+ Nếu a = 1 thì m, n là số tự nhiên bất kì.

2. Các ví dụ

Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên n, biết:

a) 2n = 8;

b) 7n = 49;

c) 4n = 64;

d) 5n = 625.

Hướng dẫn giải

a) 2n = 8 → 2n = 23 → n = 3.

b) 7n = 49 → 7n = 72 → n = 2.

c) 4n = 64 → 4n = 44 → n = 4.

d) 5n = 625 → 5n = 54 → n = 4.

Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên x, sao cho:

a) 2x.4 = 16;

b) 64.4x = 168;

Hướng dẫn giải

a) 2x.4 = 16 → 2x = 16 : 4 → 2x = 4 → 2x = 22 → x = 2.

b) 64.4x = 168 → 43.4x = (42)8 → 43 + x = 416 → 3 + x = 16 → x = 13.

Dạng 5: Bài toán về số chính phương

Ví dụ:

a) Vì sao số chính phương không tận cùng bởi các chữ số 2, 3, 7, 8?

b) Tổng (hiệu) sau có là số chính phương không?

3.5.7.9.11 + 3;

2.3.4.5.6 – 3.

Hướng dẫn giải

a)

Tận cùng của a 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tận cùng của a2 0 1 4 9 6 5 6 9 4 1

Tận cùng của số chính phương a không thể bằng 2, 3, 7, 8.

b) Trong tích 3.5.7.9.11 có thừa số 5 nên tích có chữ số tận cùng là 5, tổng là số có tận cùng bằng 8.

Tích 2.3.4.5.6 có chữ số tận cùng là 0 (vì 2.5 = 10 ), hiệu là số có tận cùng bằng 7. Vậy chúng không phải là số chính phương.

Hy vọng các công thức lũy thừa lớp 6 dưới dạng sơ đồ tư duy kèm bài tập và lời giải chi tiết ở trên sẽ giúp các em học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về các dạng toán lũy thừa cũng như có thêm tài liệu tham khảo hữu ích để rèn luyện.

Hãy tiếp tục ôn tập và thực hành nhiều hơn để làm chủ kiến thức và đạt được kết quả tốt trong học tập.

Đừng quên Tkbooks có bộ sách Làm chủ kiến thức Toán bằng sơ đồ tư duy lớp 6 cực chất lượng giúp các em củng cố kiến thức cũng như nâng cao điểm số của mình ở trên lớp. Hãy mua sách và luyện tập ngay từ bây giờ để không bỏ lỡ những cơ hội học tập tuyệt vời các em nhé!

Link đọc thử và mua sách với giá cực ưu đãi: https://lamchu.tkbooks.vn/lop6

Tkbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo lớp 6 hàng đầu tại Việt Nam!

Tkbooks.vn

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *